Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Bệnh tay chân miệng mấy ngày thì khỏi?

Ngày 08/09/2017
Kích thước chữ

Trong những năm gần đây bệnh tay chân miệng bùng phát rất mạnh nhất là vào dịp tựu trường khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng cũng như thắc mắc. Nhiều bậc phụ

Trong những năm gần đây bệnh tay chân miệng bùng phát rất mạnh nhất là vào dịp tựu trường khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng cũng như thắc mắc. Nhiều bậc phụ huynh thắc mắc bệnh tay chân miệng mấy ngày thì khỏi, khi bé bị bệnh này cha mẹ nên xử lý như thế nào? Nếu bạn cũng đang có những trăn trở trên hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết được câu trả lời cụ thể nhé.

Bệnh tay chân miệng mấy ngày thì khỏi?

Bệnh tay chân miệng mấy ngày thì khỏi-02
Thông thường thì từ 7-10 ngày bệnh sẽ tự khỏi

Tay chân miệng là căn bệnh truyền nhiễm, có tốc độ lây lan nhanh chóng nhưng hầu như không gây biến chứng nguy hiểm. Theo các chuyên gia y tế nếu trong thời gian bị bệnh nếu được điều trị đúng cách và chăm sóc tốt thì chỉ sau từ 7-10 ngày trẻ sẽ khỏi bệnh và hầu như không để lại sẹo trên da do những tổn thương trước đó.

Tìm hiểu sâu hơn về bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Bệnh tay chân miệng mấy ngày thì khỏi-01
Biểu hiện của bệnh tay chân miệng

Ngoài thắc mắc bệnh tay chân miệng mấy ngày thì khỏi nhiều bậc cha mẹ còn quan tâm đến các dấu hiệu nhận biết bệnh chân tay miệng ở trẻ. Nhìn chung, khi nhiễm tay chân miệng trẻ thường có các biểu hiện:

Đầu tiên là sốt nhẹ và có thể kèm mệt mỏi, đau họng. Đây là những triệu chứng khởi phát bệnh nên thường chỉ kéo dài từ 1-2 ngày.

Tiếp nối những triệu chứng khởi phát trên da trẻ xuất hiện các nốt ban đỏ, bọng nước. Các nốt này có thể xuất hiện ở nhiều vùng trên cơ thể, trong đó nhiều nhất là ở khu vực lòng bàn tay, bàn chân và khuỷa tay, khuỷa chân… Các nốt bọng nước này thường có màu hồng nhạt và hầu như không gây ngứa.

Cùng với sự xuất hiện của các vết ban đỏ trên da vùng miệng trẻ, cụ thể là bên trong khoang miệng cũng sẽ nổi các vết loét khiến trẻ cảm thấy đau rát, khó chịu và quấy khóc.

Mặc dù chân tay miệng ở trẻ nhỏ không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm, song bạn cũng tuyệt đối không được chủ quan. Khi thấy bé có các biểu hiện mắc bệnh như đã trình bày ở phần trên bạn nên đưa trẻ đi khám để được các bác sĩ tư vấn hướng điều trị và chăm sóc kịp thời. Theo đó nếu trẻ bị tay chân miệng ở cấp độ nhẹ (cấp độ 1) thì các bác sĩ sẽ tư vấn cho bé điều trị ngoại trú tại nhà. Đối với phương pháp điều trị này để đạt được hiệu quả cao bạn cần chú ý theo dõi các biểu hiện của trẻ, nếu trẻ có những biểu hiện bất thường, triệu chứng có xu hướng nặng hơn thì bạn nên báo ngay cho bác sĩ đang theo dõi điều trị để có thể xử lý kịp thời. Trong trường hợp trẻ được chỉ định điều trị theo dõi tại bệnh viện  thì các bậc phụ huynh cũng đừng quá lo lắng, hãy chú ý tuân thủ đúng các nguyên tắc dùng thuốc, vệ sinh và chăm sóc của các bác sĩ nhằm mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc bệnh tay chân miệng mấy ngày thì khỏi cũng như các thông tin về triệu chứng, cách xử lý khi phát hiện bé bị bệnh tay chân miệng. Mong rằng  đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích giúp các bạn chăm sóc các bé ngày càng tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Tay chân miệng