Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh than là một căn bệnh lây nhiễm rất nguy hiểm, nhưng không phải ai cũng biết được điều đó. Vậy bệnh than là gì và bệnh than lây nhiễm như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Bệnh than là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, có 3 đường nhiễm bệnh chính là qua da, qua đường tiêu hóa và qua đường hô hấp. Bệnh than nhiễm qua đường hô hấp là thể nguy hiểm nhất với tỷ lệ tử vong lên đến 90%. Vì vậy việc trang bị những kiến thức cần thiết để hiểu và phòng tránh bệnh than là vô cùng quan trọng.
Bệnh than là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn hình thành bào tử gây ra. Vi khuẩn này có tên gọi là Bacillus anthracis. Bệnh than thường xảy ra ở động vật máu nóng như trâu, bò, cừu, dê và bệnh than lây nhiễm sang người khi họ tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh.
Bệnh than quả thật là một cái tên xa lạ đối với khá nhiều người nhưng nếu như chúng ta làm lơ và bỏ qua về căn bệnh này thì thật là một điều thiếu sót. Tưởng chừng nó cũng như bao căn bệnh bình thường nhưng bệnh than lây nhiễm thì sẽ để lại rất nhiều triệu chứng và hậu quả có thể khó lường. Vì thế hãy tìm hiểu về con đường lây nhiễm, cách phòng tránh bệnh than để có thể tránh được căn bệnh này nhé.
Có thể thấy rằng, bệnh than là một loại bệnh nguy hiểm đối với động vật và càng nguy hiểm hơn khi con người mắc chứng bệnh này. Bệnh than lây nhiễm qua 3 con đường chính:
Đây là con đường lây truyền bệnh phổ biến nhất nhưng cũng ít nguy hiểm nhất. Vi khuẩn than sẽ xâm nhập vào cơ thể của chúng ta qua các vết xước hoặc các vết thương hở trên da khi bạn tiếp xúc với động vật bị bệnh, hay khi trực tiếp làm thịt chúng.
Bệnh than lây qua đường tiêu hóa khi chúng ta ăn thịt sống hoặc thịt chưa chính kỹ từ những gia súc mắc căn bệnh này. Các vi khuẩn sẽ xâm nhập vào thành ruột, sau đó nó sẽ lây lan khắp cơ thể qua huyết mạch.
Trái ngược với con đường lây nhiễm qua da, trường hợp này rất hiếm gặp nhưng lại nguy hiểm nhất với tỷ lệ tử vong lên đến 90%. Vi khuẩn than lây qua đường hô hấp không gây viêm phổi mà chui vào hạch bạch huyết, tiết ra chất độc lan khắp cơ thể, gây hoại tử hạch bạch huyết ở ngực.
Bệnh than lây nhiễm từ động vật qua người nhưng bệnh than không truyền nhiễm, không lây từ người này sang người khác.
Chúng ta có thể tìm thấy bệnh than ở bất cứ nơi nào trên thế giới, nhưng phổ biến nhiều ở các khu vực nông nghiệp như: Nam và Trung Mỹ, Nam và Đông Âu, Châu Á, Châu Phi,… Bệnh than lây nhiễm qua những con đường mà chúng ta tiếp xúc hằng ngày và không thể lường trước được. Bởi vậy việc tìm hiểu kỹ và nhận biết về bệnh than lây nhiễm là điều cực kỳ quan trọng.
Với mỗi con đường lây nhiễm thì các biểu hiện bệnh cũng sẽ khác nhau, tương ứng với những cách chữa trị khác nhau. Vì thế phải tìm hiểu thật kỹ để có thể hiểu sâu hơn và biết nhiều hơn về việc nhận biết bệnh than lây nhiễm này.
Đối với bệnh than lây nhiễm qua da thì trên da sẽ xuất hiện 1 chấm màu nâu đỏ và lớn dần lên như một vết bỏng rộp và cứng. Tại tâm của vết rộp sẽ có một lỗ thủng, nước đỏ sẽ chảy ra và xuất hiện lớp vảy màu đen. Kèm với hiện tượng trên da này là hạch bạch huyết ở gần khu vực đó bị sưng. Nếu điều trị kháng sinh nhanh chóng, hiệu quả thì sẽ không có tình trạng xấu xảy ra.
Còn với tình trạng bệnh than lây nhiễm qua đường tiêu hóa thì dấu hiệu đầu thường sẽ đau đầu, sốt, buồn nôn, chán ăn, đau bụng, tiêu chảy ra máu và sốt. Nếu như không điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển rất nhanh và có thể gây suy hô hấp nặng, sốc, hôn mê và tử vong.
Với con đường lây nhiễm qua hô hấp thì sẽ khó nhận biết bởi nó không có bệnh đặc trưng như bệnh hô hấp nhưng sau đó chúng ta sẽ bị sốt và sốc sau 3-5 ngày và sau đó sẽ tử vong. Bệnh lây nhiễm qua hô hấp cần phải điều trị ngay lập tức nếu không sẽ dẫn đến tử vong.
Ngày nay sử dụng thuốc kháng sinh rất hiệu quả để điều trị bệnh than. Bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thuốc trụ sinh trong 10 ngày đầu tiên. Nếu bệnh than được xác nhận, họ sẽ được điều trị bằng trụ sinh thêm 50 ngày nữa.
Bởi vì đây là một căn bệnh lây nhiễm từ động vật nên các bạn hãy thật cẩn thận thì tiếp xúc và việc ăn chín uống sôi là điều bắt buộc để bảo vệ cho sức khỏe của mình. Ngoài ra hãy vệ sinh cá nhân thật sạch sẽ sau khi tiếp xúc với chúng cũng như vệ sinh môi trường mình sinh sống.
Hơn nữa, bệnh than lây nhiễm có thể diễn ra ở bất kì đâu và bất kì khi nào nên việc tìm hiểu các biện pháp dự phòng bệnh lây nhiễm là không thể thiếu đối với chúng ta. Ngoài việc chăm sóc bản thân thì việc tuyên truyền về căn bệnh lây nhiễm này cũng là vấn đề thực sự quan trọng.
Tuyên truyền, giáo dục với mọi người về giữ gìn vệ sinh cá nhân, tránh tiếp xúc với những đồ vật có nguy cơ lây nhiễm và biết cách chăm sóc những vết thương ở da. Bởi chúng chính là nơi các virus có thể tiếp cận và lây nhiễm bệnh than cho cơ thể của bạn đấy.
Với những chia sẻ vừa rồi, mong rằng các bạn sẽ biết cách phòng tránh và hiểu được bệnh than lây nhiễm nguy hiểm như thế nào. Hãy bảo vệ bản thân để tránh khỏi căn bệnh nguy hiểm này nhé.
Dạ Thi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.