Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bệnh than là gì? Nguyên nhân gây bệnh, phương pháp điều trị và nguyên tắc phòng ngừa

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bệnh than là bệnh truyền nhiễm được gây ra bởi vi khuẩn Bacillus anthracis, vi khuẩn này thường tồn tại trong đất hoặc ký sinh trên động vật. Ngày nay, bệnh than hiếm gặp ở Việt Nam, nhưng nó là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan cao và bệnh có thể truyền sang người khi tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh dẫn đến bệnh rất nặng có thể tử vong.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Bệnh than là gì? 

Bệnh than là bệnh truyền nhiễm do Bacillus anthracis (vi khuẩn gram dương, hình que) gây ra. Mầm bệnh than tồn tại trong đất và thường ảnh hưởng đến động vật. Mọi người có thể mắc vì bệnh than khi họ tiếp xúc với động vật bị bệnh hay sản phẩm từ động vật nhiễm mầm bệnh.

Các loại bệnh than:

  • Bệnh than nhiễm qua da.

  • Bệnh than nhiễm qua đường hô hấp.

  • Bệnh than nhiễm qua đường tiêu hóa.

  • Bệnh than nhiễm qua đường kim tiêm.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh than

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh than phụ thuộc vào loại bệnh than:

Bệnh than nhiễm qua da:

  • Xuất hiện các u nhỏ, vết rộp và ngứa.

  • Sưng nhẹ xung quanh miệng vết thương sưng nhẹ xung quanh và khi bệnh khởi phát đỉnh điểm thì sưng tấy.

  • Tâm vết thương màu đen xuất hiện sau khi giảm các u nhỏ, vết rộp.

Bệnh than nhiễm qua đường hô hấp:

  • Sốt kèm ớn lạnh.

  • Cảm giác khó thở và khó chịu ở lồng ngực.

  • Ho khan và cảm thấy nhói ngực khi ho.

  • Buồn nôn và nôn, thường xuyên đau bụng.

  • Đau đầu.

  • Đổ mồ hôi.

  • Nhức mỏi toàn thân, tinh thần mệt mỏi.

Bệnh than nhiễm qua đường tiêu hóa:

  • Sốt kèm ớn lạnh.

  • Cổ hoặc hạch ở cổ sưng đau.

  • Đau họng và đau khi nuốt.

  • Giọng khàn hoặc mất giọng.

  • Buồn nôn và nôn, đặc biệt là nôn ra máu.

  • Đau bụng, tiêu chảy.

  • Đau đầu, chóng mặt.

  • Lả người, mệt mỏi.

Bệnh than nhiễm qua đường kim tiêm: Các triệu chứng tương tự như bệnh than nhiễm qua da, nhưng có thể có hiện tượng nhiễm trùng sâu dưới da hay trong cơ nơi mà kim tiêm được chích vào.

  • Sốt kèm ớn lạnh.

  • Các vết rộp, u nhỏ ngứa, xuất hiện ở nơi kim tiêm được tiêm vào.

  • Vết thương trên da không đau, xuất hiện tâm màu đen sau các vết rộp hay u nhỏ.

  • Xung quanh vết thương sưng.

  • Mụn áp-xe ở sâu dưới da, trong cơ nơi mà kim tiêm được tiêm vào.

Tác động của bệnh than đối với sức khỏe

Tác động của bệnh than đối với sức khỏe phụ thuộc vào việc bệnh than xâm nhập vào cơ thể như thế nào. Thông thường, Bệnh Than xâm nhập vào cơ thể qua da, qua đường hô hấp và hệ thống dạ dày – ruột. Tuy vậy, tất cả các loại bệnh than cuối cùng đều có thể lan ra khắp cơ thể và gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh than

Bệnh than nhiễm qua da

Thường thấy nhất ở trên đầu, cổ, tay, và bàn tay. Sự nhiễm trùng thường tiến triển từ 1 đến 7 ngày sau khi bị phơi nhiễm và có nguy cơ tử vong nếu không điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu được điều trị đúng cách, gần như toàn bộ bệnh nhân bị Bệnh Than nhiễm qua da đều giữ được tính mạng.

Bệnh than nhiễm qua đường hô hấp

Được coi là dạng bệnh than nguy hiểm nhất, bắt đầu chủ yếu ở các hạch bạch huyết ở ngực trước khi lan ra khắp cơ thể và cuối cùng gây ra các vấn đề về hô hấp nghiêm trọng và sốc.

Sự nhiễm trùng thường tiến triển trong vòng 7 ngày sau khi bị phơi nhiễm, đôi khi đến 2 tháng. Nếu không được điều trị, khoảng 10 – 15% số bệnh nhân sống sót. Tuy nhiên, nếu được điều trị tích cực thì khoảng 55% số bệnh nhân sống sót.

Bệnh than nhiễm qua đường tiêu hóa

Sự nhiễm trùng thường tiến triển từ 1 – 7 ngày sau khi phơi nhiễm. Nếu không được điều trị, > 50% bệnh nhân sẽ tử vong. Tuy nhiên, nếu được điều trị đúng cách, khoảng 60% số bệnh nhân sống sót.

Bệnh than nhiễm qua đường kim tiêm

Tương tự bệnh than nhiễm qua da, nhưng có nhiễm trùng sâu dưới da hay trong cơ nơi mà kim tiêm được chích vào. Bệnh Than nhiễm qua đường kim tiêm có thể lan khắp cơ thể nhanh hơn và khó nhận biết và điều trị hơn.

Chú ý: Tất cả các loại bệnh than cuối cùng đều có thể lan ra khắp cơ thể và gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, khi thấy xuất hiện những triệu chứng bệnh than nói trên, người bệnh cần đến ngay bệnh viện có chuyên khoa truyền nhiễm để được khám và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng nề đối với sức khỏe, thậm chí là tính mạng.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến bệnh than

Bệnh than là bệnh truyền nhiễm do Bacillus anthracis (vi khuẩn gram dương, hình que) gây ra.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải bệnh than

Đối tượng có nguy cơ mắc phải bệnh than:

  • Những người làm việc những nơi thực địa có điều kiện thường xuyên sinh hoạt ngoài trời hoặc hoang dã dễ tiếp xúc với động vật hoang dã.

  • Nhà nghiên cứu khoa học thường nghiên cứu về bệnh than trong phòng thí nghiệm.

  • Người làm việc trong các nhà máy xử lý chế phẩm từ động vật hoang dã: Nhà máy len, nhà máy giết mổ động vật, nhà máy xử lý da,…

  • Nhân viên bảo tồn, nghiên cứu động vật hoang dã.

  • Nhân viên y tế làm việc trong ngành thú y thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với nhiều loại động vật khác nhau.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh than

Các yếu tố là tăng thêm nguy cơ mắc phải bệnh than:

  • Làm việc với động vật nhiễm bệnh hay các sản phẩm từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • Ăn thịt chưa nấu chín kỹ hoặc thịt sống của động vật bị nhiễm bệnh.

  • Tiêm chích heroin.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh than

Lấy bệnh sử để xác định cách phơi nhiễm có thể xảy ra, và yêu cầu các xét nghiệm chẩn đoán cần thiết.

Nếu nghi ngờ bệnh than nhiễm qua đường hô hấp, X-Quang ngực hay chụp CT nhằm đánh giá chức năng phổi, để xác định có tràn dịch màng phổi hay không.

Cách chẩn đoán xác định bệnh than:

  • Đo lường các kháng thể hay độc tố trong máu.

  • Xét nghiệm trực tiếp để tìm vi khuẩn Bacillus anthracis trong mẫu bệnh phẩm. Các mẫu phải được lấy trước khi bệnh nhân sử dụng kháng sinh để điều trị.

Phương pháp điều trị bệnh than

Nguyên tắc điều trị:

  • Bệnh than nhiễm qua da: Dễ điều trị nhất.

  • Bệnh than nhiễm qua đường hô hấp: Diễn tiến nhanh và nguy cơ dẫn đến suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn và viêm màng não nên cần được xử trí tích cực.

  • Bệnh than nhiễm qua đường tiêu hóa: Khó điều trị vì bệnh nhân bị mất nước, mất điện giải, mất máu, nhiễm khuẩn huyết và thủng ruột.

  • Bệnh than nhiễm qua kim tiêm: Bệnh than nhiễm qua đường kim tiêm có thể lan ra khắp cơ thể nhanh hơn và khó để nhận biết và điều trị hơn Bệnh Than nhiễm qua da.

Sử dụng thuốc điều trị:

Thường sử dụng kháng sinh (đặc biệt kháng sinh Penicillin) qua đường uống hoặc kết hợp với đường truyền tĩnh mạch để điều trị bệnh than.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp hạn chế diễn tiến của bệnh than

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ hướng dẫn bác sĩ trong quá trình điều trị.

  • Không hút thuốc lá hay sử dụng chất kích thích.

  • Thường xuyên luyện tập thể chất giúp tinh thần thoải mái.

  • Thăm khám định kỳ giúp tầm soát tình trạng bệnh hoặc nguy cơ tiến triển của bệnh.

  • Nếu có bất kỳ triệu chứng nào, nên thăm khám bác sỹ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Chế độ dinh dưỡng:

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.

Phương pháp phòng ngừa bệnh than

Những người làm việc trong khu vực, lĩnh vực có nguy cơ cao mắc bệnh: Quân đội, nghiên cứu khoa học liên quan đến bệnh than, bác sĩ thú ý,… cần được tiêm vaccine phòng ngừa bệnh than để đảm bảo sức khỏe. Ngoài ra, để phòng ngừa cần lưu ý một số thói quen hàng ngày:

  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, sát khuẩn bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với động vật.

  • Khi đang có vết thương trên da hãy hạn chế tiếp xúc với động vật.

  • Không sử dụng thịt động vật hoang dã chưa qua chế biến hoặc chưa được nấu chín kỹ.

  • Khi làm việc tại các khu vực có nguy cơ cao chứa nhiều mầm bệnh phải sử dụng đồ bảo hộ lao động.

  • Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và điều trị kịp thời nếu nghi ngờ mắc bệnh. 

Nguồn tham khảo
  1. https://www.cdc.gov/anthrax/pdf/evergreen-pdfs/anthrax-evergreen-content-vietnamese-508.pdf

  2. https://www.msdmanuals.com/

  3. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/anthrax/symptoms-causes/syc-20356203

  4. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/10853-anthrax

Các bệnh liên quan

  1. Nhiễm ký sinh trùng

  2. Bệnh Brucella

  3. Áp xe

  4. Nhiễm Escherichia coli

  5. Giun xoắn

  6. Áp xe vú

  7. Sốt rét

  8. Ký sinh trùng

  9. Bạch hầu

  10. Lao hệ tiết niệu-sinh dục