Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bệnh thiếu máu lên não – nguyên nhân và cách điều trị

Ngày 25/09/2017
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Một trong những căn bệnh có tỉ lệ người mắc rất cao hiện nay là bệnh thiếu máu lên não, đặc biệt hay xuất hiện ở phụ nữ và người cao tuổi. Các dấu hiệu để sớm

Một trong những căn bệnh có tỉ lệ người mắc rất cao hiện nay là bệnh thiếu máu lên não, đặc biệt hay xuất hiện ở phụ nữ và người cao tuổi.

Các dấu hiệu để sớm phát hiện bệnh thiếu máu lên não do hẹp động mạch cảnh như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai… phát triển khá nhanh. Đây là tình trạng bị giảm lưu lượng máu lên não, ảnh hưởng tiêu cực tới việc cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng nuôi dưỡng lên não.

1. Nguyên nhân của bệnh thiếu máu lên não

Bệnh thiếu máu lên não - nguyên nhân và cách điều trị 1
Thiếu máu lên não có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Thiếu máu lên não là bệnh thường gặp ở rất nhiều đối tượng kể cả trẻ nhỏ, người lớn hay người cao tuổi. Thiếu máu lên não là khi dòng máu cung cấp cho các tế bào não vì một lý do nào đó mà bị đình trệ. Hiện tượng này có thể khiến các tế bào không nhận đủ oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động điều hành của hệ thần kinh trung ương.

Thực chất thiếu máu lên não không phải là một bệnh lý mà nó là hệ quả do một vài vấn đề sức khỏe gây ra. Những bệnh lý có thể dẫn đến thiếu máu lên não thường bắt nguồn từ vấn đề ở động mạch, điển hình là xơ vữa động mạch hoặc bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây chèn ép động mạch.

  • Xơ vữa động mạch là hiện tượng động mạch bị hình thành các mảng xơ vữa khiến lòng mạch bị hẹp lại, cản trở lưu thông máu.
  • Thoái hóa đốt sống cổ gây chèn ép các mạch máu quanh xương sống cũng là nguyên nhân rất phổ biến làm giảm lượng máu được cung cấp đến não.

Ngoài ra những người mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt, quá trình tạo máu kém, hồng cầu hình liềm hay thiếu máu huyết tán cũng có nguy cơ cao bị thiếu máu lên não.

Bệnh thiếu máu lên não - nguyên nhân và cách điều trị 2
Thiếu máu não thường gây đau đầu, chóng mặt, hoa mắt

Nghiên cứu Đông y chỉ ra rằng thiếu máu lên não có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng phổ biến là thể khí huyết đều hư. Khí hư gây ứ trệ huyết mạch, làm giảm hiệu quả lưu hành máu.

2. Cách điều trị bệnh thiếu máu lên não

  • Chế độ vận động hợp lý

Cần luyện tập thường xuyên những phương pháp như đi bộ, khí công, dưỡng sinh, yoga, thái cực quyền, luyện thở để đảm bảo đủ dưỡng khí cho não, thư giãn và thiền định duy trì đủ lượng máu lên não. Vận động thể chất đều đặn góp phần cải thiện tình trạng thiếu máu lên não.

  • Ăn uống điều độ

Cần có chế độ ăn uống hợp lý để tránh tình trạng thiếu máu lên não. Chú ý hạn chế các thực phẩm dầu mỡ, các loại chất béo công nghiệp đối với người bệnh, như: đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng gói hay chế biến sẵn. Bên cạnh đó cần tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, thịt nạc, cá,…

Bệnh thiếu máu lên não - nguyên nhân và cách điều trị 3
Sinh hoạt điều độ giúp phòng ngừa và điều trị bệnh thiếu máu lên não

Khoa học chỉ ra rằng một số loại thảo dược đem lại tác dụng tích cực đối với người bệnh thiếu máu lên não. Chẳng hạn như hoạt chất sinh học có trong Đương quy có tác dụng bổ não, ổn định huyết áp. Một loại thảo dược truyền thống khác như Xuyên tiêu, vốn có tính ấm, hỗ trợ tăng cường khả năng tuần hoàn máu. Ngoài ra, vị thảo dược này còn tác động tới hệ tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất một cách hiệu quả.

Những trường hợp phát hiện ra được nguyên nhân gây nên thiếu máu lên não thì người bệnh nên dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để có thể điều trị được dứt điểm. Ngoài ra, để đem lại kết quả điều trị nhanh chóng, người bệnh có thể kết hợp điều trị các phương pháp vật lý trị liệu như châm cứu hay bấm huyệt…

Bệnh thiếu máu lên não gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng nhiều trường hợp cho thấy bệnh nhân vẫn còn khá hời hợt với căn bệnh này. Họ không biết rằng nếu bệnh phát triển và không được điều trị kịp thời, có thể gây ra các biến chứng khó lường như nhũn nào, gây liệt và dẫn tới đột quỵ.

Linh Đan

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm