Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Bệnh thiếu máu thalassemia khi mang thai có nguy hiểm không?

Ngày 25/09/2017
Kích thước chữ

Bệnh thiếu máu thalassemia khi mang thai là loại bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu chớ nên chủ quan mà bỏ

Bệnh thiếu máu thalassemia khi mang thai là loại bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu chớ nên chủ quan mà bỏ qua căn bệnh này.

Mời các bạn cùng tìm hiểu về bệnh thalassemia khi mang thai qua bài viết dưới đây.

Bệnh Thalassemia là gì?

Thalassemia là bệnh thiếu máu do di truyền, làm giảm sự sản xuất hoặc tạo ra các huyết sắc tố bất thường. Tình trạng rối loạn này sẽ phá hủy hồng cầu, làm thiếu máu, thiếu oxy trong cơ thể và gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan khác.

Nghe thì lạ tai nhưng đây là một loại bệnh khá phổ biến ở Việt Nam. Cụ thể, thống kê cho thấy có đến 5 triệu người mang gen bệnh thalassemia tại nước ta. Bệnh này rất nguy hiểm nên các bạn chớ chủ quan, không quan tâm đến nó.

Bệnh thiếu máu thalassemia được phân thành 2 thể: alpha thalassemia và beta thalassemia.

Tức là, hemoglobin (huyết sắc tố) ở người trưởng thành bình thường có 2 chuỗi alpha globin và 2 chuỗi beta globin. Tùy theo thiếu hụt tổng hợp chuỗi alpha hay beta mà gọi là bệnh alpha thalassemia hay bệnh beta thalassemia.

Bệnh thiếu máu thalassemia khi mang thai có nguy hiểm không 1
Bệnh thiếu máu thalassemia khi mang thai là một loại bệnh phổ biến

Sự nguy hiểm của bệnh thiếu máu thalassemia khi mang thai

Mang bầu trong khi mắc bệnh thalassemia rất nguy hiểm. Cụ thể là tùy vào gien đột biến, các biểu hiện của bệnh này có thể khác nhau: trường hợp nặng, thai nhi có thể tử vong ngay trong thai kỳ, nhẹ thì bé sinh ra có các biểu hiện như mệt mỏi, vàng da, nước tiểu sẫm màu, chậm lớn, tiêu chảy, sốt…và nếu không điều trị kịp thời, nguy cơ tử vong là khá cao. Thông thường các triệu chứng trên sẽ xuất hiện khi trẻ từ 6-24 tháng tuổi.

Ngoài ra, trường hợp cả bố lẫn mẹ đều mang gien lặn thiếu máu thalassemia thì trẻ em sinh ra có 25% nguy cơ mang gien trội và biểu hiện bệnh ở dạng nặng, bé sẽ phải truyền máu suốt đời. Còn lại, nếu chỉ có bố hoặc mẹ mang gien bệnh thì bé sinh ra mang 50% tỷ lệ nhiễm bệnh, nhưng ở dạng nhẹ.

Bệnh thiếu máu thalassemia khi mang thai có nguy hiểm không 2
Trẻ em sau khi sinh ra dễ bị vàng da, chậm lớn khi mẹ mắc bệnh thalassemia

Phòng ngừa và điều trị bệnh thiếu máu thalassemia khi mang thai như thế nào?

Về phòng ngừa

– Nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của bệnh đến thai nhi, trước khi kết hôn, các bạn nên khám tổng quát để phát hiện sớm gien bệnh và được các bác sỹ tư vấn các phương pháp xử lý.

– Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần được thăm khám thường xuyên, không nên bỏ qua các xét nghiệm tầm soát trong giai đoạn 12-18 tuần của thai kỳ.

Bà bầu thiếu máu cần biết nên ăn gì, có một chế độ dinh dưỡng ra làm sao. Trong đó, quan trọng nhất là cần bổ sung a xit folic, vitamin D, C, E và các khoáng chất cần thiết khác để thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Về điều trị

– Giải pháp điều trị chủ yếu là truyền máu, điều trị thải sắt ứ đọng trong cơ thể, cắt lách, ghép tủy. Phẫu thuật cắt lách có thể giúp kéo giãn thời gian giữa các đợt truyền máu.

– Sắt bị ứ đọng trong cơ thể do hậu quả của việc truyền máu thường xuyên. Thuốc thải sắt được sử dụng sẽ giúp thải sắt ra qua nước tiểu.

Bệnh thiếu máu thalassemia khi mang thai có nguy hiểm không 3
Trước khi kết hôn, các bạn nên khám tổng quát để phát hiện sớm gien bệnh thalassemia

Hường 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin