Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thủy đậu là căn bệnh lành tính nhưng khá phổ biến và hầu như mỗi người đều sẽ mắc bệnh này vào 1 thời điểm nào đó trong đời. Tuy nhiên, liệu bệnh thủy đậu tái phát không?
Thủy đậu là căn bệnh sẽ xuất hiện sau khoảng 10 - 14 ngày sau khi bạn tiếp xúc với mầm bệnh. Những triệu chứng của bệnh thường khá đột ngột, lúc này cơ thể sẽ xuất hiện những nốt mụn như phát ban. Sau đó, mụn sẽ dần căng bóng như có nước bên trong và xuất hiện ở các chi, mặt, đầu, toàn thân. Tốc độ phát triển của mụn nước khá nhanh, chỉ trong vòng 12- 24 giờ là toàn thân để nổi mụn chi chít. Những mụn nước này sẽ lây lan rộng và hơn nhất là tại bộ phận sinh dục hoặc miệng.
Ngoài những mụn nước, bệnh nhân còn có thêm triệu chứng chán ăn, sốt nhẹ khoảng 2-3 ngày với trẻ nhỏ. Còn với người lớn thì thường bị đau cơ, đau đầu, sốt cao, ngứa ngáy, và thậm chí là nôn ói. Bệnh thủy đậu sẽ diễn ra trong khoảng 7 - 10 ngày nếu như không bị biến chứng thì những nốt mụn sẽ bị bong vảy, khô dần và không để lại sẹo.
Theo như các chuyên gia sức khỏe, với những ai đã từng bị thủy đậu 1 lần trong đời thì sẽ có miễn dịch tới suốt đời, tức là không có bệnh thủy đậu tái phát lại. Số liệu thống kê trên thế giới cũng chỉ ra, hiện nay vẫn chưa phát hiện ra trường hợp bị thủy đậu tái phát nào lần thứ 2. Virus gây bệnh thủy đậu sẽ tấn công cơ thể chúng ta nhiều lần, tuy nhiên chúng chỉ tạo ra bệnh thủy đậu trong 1 lần duy nhất mà thôi.
Do đó, trả lời cho câu hỏi bệnh thủy đậu tái phát có nguy hiểm không chính là không vì chúng thường không tái phát lại nhé. Vì khi đã từng bị bệnh nhưng sau đó lại vô tình tiếp xúc trực tiếp với người đang bị bệnh cũng sẽ được miễn nhiễm. Tốt nhất là nên chích ngừa thủy đậu để phòng tránh bệnh tốt hơn.
Vệ sinh thân thể sạch sẽ
Trước hết, khi bị thủy đậu, người bệnh cần vệ sinh da sạch sẽ để hạn chế đến mức tối đa việc ngứa, không gãi để tránh việc làm lây lan thủy đậu ra các vùng da khác. Bên cạnh đó, đừng quên cần dùng thuốc sát trùng nhẹ cho các nốt thủy đậu đã vỡ.
Cách ly khi bị bệnh
Cần cách ly người bệnh và người lành để tránh việc lây cho nhiều người do tiếp xúc. Bởi vì, giai đoạn lây của thủy đậu chính là qua đường hô hấp là chủ yếu. Bạn cần lưu ý xem trong gia đình, hàng xóm, lớp học hoặc nhà trẻ có cháu nào đang mắc bệnh thủy đậu hay không để cách ly không tiếp xúc với trẻ bệnh.
Vệ sinh chỗ ở, đồ dùng, đồ chơi
Cần vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ cá nhân, giường chiếu người bị bệnh, đồ chơi của trẻ bệnh hàng ngày. Khi thấy mình có biểu hiện bệnh thủy đậu nên cho nằm trong phòng kín gió nhưng không được ẩm, ướt mà phải thông thoáng. Cần lau tay và tắm cho người bệnh hàng ngày nhẹ nhàng bằng nước ấm.
Thủy đậu tái phát có nguy hiểm không thì cha mẹ hoặc các bệnh nhân đã từng bị bệnh thủy đậu hãy yên tâm là không nhé. Vì hiện tại chưa có ca bệnh thủy đậu tái phát nào. Tuy nhiên, quá trình điều trị bệnh cũng cần tuân thủ nguyên tắc để tránh gây ra biến chứng nguy hiểm.
Thanh Hoa
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.