Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh trái rạ khác thủy đậu như thế nào?

Ngày 24/03/2018
Kích thước chữ

Bệnh trái rạ khác bệnh thủy đậu không? Bệnh thủy đậu, hay còn gọi là trái rạ, là bệnh do virus gây ra. Bệnh lây truyền rất nhanh, ảnh hưởng đến da và niêm mạc.

Bệnh trái rạ khác bệnh thủy đậu không?  Thực tế bệnh thủy đậu và trái dạ đều là một. Từ xa xưa, dân miền Nam thường quen gọi thủy đậu là bệnh trái dạ.  Bệnh lây truyền rất nhanh, ảnh hưởng đến da và niêm mạc.

Hệ miễn dịch ở người sẽ tự miễn dịch hoặc có tự kháng thể với virus sau khi bị bệnh thủy đậu lần đầu tiên. Với những trường hợp có hệ miễn dịch yếu, bệnh thủy đậu tái phát có thể trở lại bất cứ khi nào.

Nguyên nhân gây ra thủy đậu (trái rạ) là gì?

Bệnh trái rạ khác thủy đậu không? Nguyên nhân gây bệnh là do virus mụn rộp varicella-zoster. Bạn có thể bị lây bệnh thủy đậu (trái rạ) nếu như bạn ở gần người mắc bệnh hoặc tiếp xúc trực tiếp với chỗ rộp da trên người mắc bệnh.

Bệnh trái rạ khác thủy đậu như thế nào?

Bệnh thủy đậu (trái rạ) rất dễ truyền nhiễm và lây lan bằng sự tiếp xúc trực tiếp

Những dấu hiệu và triệu chứng của thủy đậu (trái rạ) là gì?

-Bệnh trái rạ khác thủy đậu không? Các triệu chứng xuất hiện từ 7 đến 21 ngày sau khi nhiễm virus, bao gồm sốt nhẹ, sổ mũi, ho nhẹ, đau đầu, mệt mỏi và chán ăn.

- Những chấm đỏ sẽ xuất hiện trên cơ thể trong 2 đến 3 ngày rồi trở thành mẩn ngứa, từ đó hình thành nên những chỗ rộp dần dần khô và đóng vảy từ 4 đến 5 ngày. Có thể chỉ có vài nốt hoặc cũng có thể lên đến 500 nốt rộp. Bệnh thủy đậu (trái rạ) có khả năng lây lan cao nhất trong 1 đến 2 ngày trước khi nổi mẩn ngứa và lên đến 6 ngày sau khi hình thành những nốt rộp. Miệng, tai và mắt cũng có thể xuất hiện những chỗ loét.

Bệnh trái rạ khác thủy đậu như thế nào 2 ?

Bệnh thủy đậu có thể lây từ 1-2 ngày trước khi nổi ban ngứa

Bệnh thủy đậu lây bằng cách nào?

– Bệnh trái rạ khác thủy đậu không? Bệnh thủy đậu (trái rạ) rất dễ truyền nhiễm và lây lan bằng sự tiếp xúc trực tiếp những dịch tiết trong không khí từ miệng hay mũi của một người bị nhiễm thủy đậu (trái rạ) (ví dụ khi hắt hơi, nhảy mũi hoặc ho). Bệnh thủy đậu phát triển trong vòng 10-21 ngày sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh.

- Bệnh thủy đậu và bỏng rạ có thể lây lan từ 1-2 ngày trước khi nổi ban ngứa cho đến khi tất cả những vết phồng đã đóng vảy.

- Những người có hệ miễn dịch suy yếu khi mắc bệnh thủy đậu thì có thể phải mất một thời gian lâu hơn để những mụn trái rạ của họ đóng vảy.

- Theo thống kê có khoảng 90% những nguời chưa từng bị thủy đậu sẽ mắc bệnh nếu tiếp xúc với một nguời bị nhiễm bệnh.

Bệnh trái rạ khác thủy đậu không? Tuy bệnh thủy đậu (trái rạ) chỉ mắc một lần trong đời nhưng khi bị nhiễm virus này, chúng có khả năng ủ bệnh trong các sợi thần kinh và khi có yếu tố thuận lợi, loại virus này sẽ bùng phát trở lại gây ra bệnh giời leo (zona).

Bệnh trái rạ khác thủy đậu không? Khi đã tiêm phòng thủy đậu (trái rạ), bạn đồng thời có thể phòng ngừa được bệnh zona. Tuy thủy đậu là bệnh lành tính nhưng bệnh có khả năng gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não và có thể để lại sẹo nếu bị nhiễm trùng. Do đó tiêm phòng là phương pháp đơn giản phòng và tránh biến chứng của bệnh.

Thu Hà

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin