Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Thủy đậu và bỏng rạ có mối liên hệ như thế nào?

Ngày 25/03/2018
Kích thước chữ

Thủy đậu và bỏng rạ có mối liên hệ như thế nào? Hai bệnh này có giống nhau không? Bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.

Thủy đậu và bỏng rạ có mối liên hệ như thế nào? Hai bệnh này có giống nhau không? Bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.

1. Thủy đậu và bỏng rạ có phải là một bệnh?

Rất nhiều người thắc mắc liệu bỏng rạ có phải là thủy đậu do không rõ có phải mình đang bị bệnh thủy đậu không và cách điều trị như thế nào? Tổng hợp từ những ý kiến của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe bài viết rút ra một số kết luận như sau.

Thủy đậu và bỏng rạ có mối liên hệ như thế nào 1

Bệnh thủy đậu và bệnh bỏng rạ thường có triệu chứng tương tự nhau.

Trên thực tế, thì thủy đậu và bỏng rạ là một. Do ở một số vùng miền từ xưa đã xuất hiện các tên gọi khác cho bệnh thủy đậu. Các tỉnh miền Bắc thường gọi bệnh thủy đậu là bỏng rạ, còn các tỉnh miền Nam thì quen với cách gọi bệnh trái rạ. Bệnh do một loại virus gây ra. Nguồn lây bệnh duy nhất cho người khỏe mạnh là những người đã bị bệnh.

Từ số liệu thống kê mới nhất cho rằng, tỉ lệ người bị mắc bệnh bỏng rạ ở những khu đông dân, khu thành thị và các thời điểm giao mùa thường cao hơn nhiều. Đối tượng dễ dàng mắc căn bệnh này thường là trẻ em từ 2-7 tuổi, hầu hết là các em nhỏ chưa từng được tiêm phòng vắc xin ngừa thủy đậu. Trể em dưới 6 tháng tuổi rất hiếm khi bị mắc bệnh thủy đậu ở trẻ em. Hơn nữa, người lớn cũng có khả năng bị lây nhiễm và để lại biến chứng nặng hơn khi chủ quan không chữa trị kịp thời.

2. Kiến thức về bệnh thủy đậu (bỏng rạ)

- Triệu chứng của bệnh thủy đậu

Thời gian ủ bệnh thủy đậu khá lâu từ tầm 14 - 15 ngày. Ở nhiều trường hợp, trẻ em khi nhiễm bệnh vẫn sinh hoạt và ăn uống bình thường nên phụ huynh không phát hiện bệnh sớm được, chỉ tới khi nào thấy những nốt đậu mọc lên trên đầu khi gội đầu cho bé mới phát hiện ra.

Nhiều trường hợp bé sẽ có hiện tượng sổ mũi, sốt nhẹ, bỏ chơi, biếng ăn, ngứa ngáy… Còn đối với những trẻ lớn hơn thì trong 2 đến 3 ngày sau khi mụn nước mọc sẽ cảm thấy bị mỏi và đau khớp.

Thủy đậu và bỏng rạ có mối liên hệ như thế nào 2

Trẻ thường sốt nhẹ khi bị bệnh thủy đậu

- Đặc điểm của bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu theo đông y, khi bị bệnh, nhiều người sẽ nhầm tưởng bệnh bỏng rạ với phát ban sởi do mụn mọc ở khắp nơi trên cơ thể và không xuất hiện theo trình tự nào cụ thể. Nốt thủy đậu sẽ xuất hiện nhiều ở các bộ phận như da đầu, chân tóc, vùng mặt và các chi rồi lan rộng ra khắp người.

Bên cạnh đó, các nốt bỏng rạ trông khá giống với những giọt sương. Tốc độ mọc của những nốt thủy đậu này khá là nhanh, được chia ra làm từng đợt cách nhau tầm 2 đến 3 ngày trên cùng một vùng da. Kích thước của các nốt thủy đậu này cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của người bệnh hay mức độ nặng nhẹ.

Thông qua bài viết thủy đậu và bỏng rạ chắc rằng bạn đã có cái nhìn tổng thể hơn qua những thông tin hữu ích. Hãy điều trị đúng cách và kịp thời căn bệnh này để phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Thanh Hiền

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin