Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bệnh u tuyến yên sống được bao lâu? Những điều cần biết về căn bệnh u tuyến yên

Ngày 14/07/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bệnh u tuyến yên sống được bao lâu là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm, đặc biệt là ở những người được chẩn đoán đã có khối u ở tuyến yên. Ở bài viết dưới đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn tìm hiểu về căn bệnh u tuyến yên, đồng thời giải đáp thắc mắc trên.

Khi nhắc đến việc cơ thể có khối u, đa phần mọi người đều vô cùng sợ hãi và lo lắng. Vậy, căn bệnh u tuyến yên là gì? Bệnh u tuyến yên sống được bao lâu? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu trả lời những câu hỏi này qua bài viết dưới đây!

Bệnh u tuyến yên là gì?

Để giải đáp thắc mắc: “Bệnh u tuyến yên sống được bao lâu?”, bạn đọc cần phải hiểu rõ các thông tin về căn bệnh này. Khối u tuyến yên được hình thành do các tế bào tuyến yên phát triển một cách nhanh chóng bất thường, vượt mức kiểm soát của cơ thể. Các tế bào này phát triển với số lượng lớn và không chết đi một cách tự nhiên. Thay vào đó, chúng tập hợp lại với nhau thành một nhóm và hình thành khối u.

Khi khối u tuyến yên xuất hiện, chức năng của cơ quan này bị ảnh hưởng, khiến cho quá trình sản xuất và điều hòa lượng hormone trong cơ thể bị đảo lộn. Bởi vậy, u tuyến yên có thể làm giảm hoặc tăng khả năng tiết ra các hormone, ảnh hưởng không hề tốt tới sức khỏe cũng như hoạt động của cơ thể chúng ta.

Bệnh u tuyến yên sống được bao lâu? Những điều cần biết về căn bệnh u tuyến yên 1
U tuyến yên khiến chức năng của cơ quan này bị đảo lộn

Triệu chứng của u tuyến yên

Triệu chứng mà u tuyến yên gây ra phụ thuộc vào sự tác động của loại hormone do tuyến yên sản xuất đối với những khối u hoạt động, trong khi đó, những khối u không tiết hormone sẽ gây ra triệu chứng lên phần não điều khiển. U tuyến yên khi gây ra các triệu chứng sẽ phụ thuộc vào vị trí, mức độ phát triển và kích thước của khối u, đồng thời còn có thể bị ảnh hưởng bởi loại nội tiết tố mà khối u tiết ra. Vì vậy, các triệu chứng phổ biến sẽ bao gồm 3 nhóm sau:

Rối loạn nội tiết

Khi mắc phải bệnh u tuyến yên, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng do rối loạn nội tiết tố như:

  • Ở nữ giới, u tuyến yên gây rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh, tiết sữa ở vú, thậm chí là vô sinh do tăng tiết hormone prolactin. Trong khi đó, u tuyến yên khiến nam giới bị giảm khả năng cương dương và giảm ham muốn tình dục.
  • U tuyến yên còn có thể gây các triệu chứng liên quan tới ngoại hình như: Da thô, môi dày, mắt to, cằm rộng, to đầu chi do hàm lượng hormone GH tăng.
  • U tuyến yên làm tăng tiết hormone ACTH gây ra hội chứng Cushing, bao gồm các triệu chứng: Tay chân nhỏ, bụng to, cơ nhão, tăng cân, rạn da ở vùng tay, bụng, đùi.
Bệnh u tuyến yên sống được bao lâu? Những điều cần biết về căn bệnh u tuyến yên 2
U tuyến yên làm tăng tiết hormone ACTH gây ra hội chứng Cushing

Rối loạn chức năng quan sát

U tuyến yên có thể gây ra tình trạng rối loạn chức năng quan sát với các triệu chứng nhìn mờ, giảm thị lực… thường xảy ra ở những bệnh nhân có khối u tuyến yên kích thước lớn, làm chèn ép lên các dây thần kinh thị giác, từ đó gây ảnh hưởng tới thị lực.

Tăng áp lực nội sọ

Khi khối u tuyến yên phát triển tới một giới hạn nào đó sẽ khiến các mạch máu trong sọ bị chèn ép, từ đó gây ra tình trạng tăng áp lực nội sọ. Các triệu chứng của tăng áp lực nội sọ bao gồm: Tăng huyết áp, giảm ý thức, đau đầu, buồn nôn, thở nông, thậm chí dẫn đến hôn mê sâu.

Khi khối u tuyến yên khiến áp lực nội sọ tăng mà không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như tổn thương não vĩnh viễn, hôn mê kéo dài, thậm chí dẫn tới tử vong.

Bệnh u tuyến yên sống được bao lâu?

Bệnh u tuyến yên sống được bao lâu là thắc mắc của nhiều bệnh nhân mắc căn bệnh này. U tuyến yên là bệnh có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào. Theo thống kê, tỷ lệ mắc u tuyến yên ở người trưởng thành là 10%, như vậy cứ 10 người trưởng thành sẽ có 1 người bị u tuyến yên.

Tuy nhiên, khối u tuyến yên đa phần là các khối u lành tính, vì vậy không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh. Bởi bản chất là u lành tính, u tuyến yên sẽ phát triển chậm, theo thời gian chúng vẫn ở nguyên vị trí đó mà không xâm lấn sang các cơ quan khác.

Theo thống kế, nhiều người mắc bệnh u tuyến yên vẫn có thể sống khỏe suốt cuộc đời mà không cần phải lo lắng quá nhiều.

Bệnh u tuyến yên sống được bao lâu? Những điều cần biết về căn bệnh u tuyến yên 4
Bệnh u tuyến yên sống được bao lâu là lo lắng của nhiều người

Các biện pháp chẩn đoán và điều trị u tuyến yên

Chẩn đoán

Ngoài các thăm khám lâm sàng, để chẩn đoán u tuyến yên, có thể kết hợp các phương pháp sau:

  • Định lượng nồng độ hormone qua xét nghiệm máu và mẫu nước tiểu.
  • Chụp cộng hưởng từ để tìm khối u cũng như đo được kích thước khối u.
  • Kiểm tra thị lực để xác định những tổn thương thị giác do ảnh hưởng của u tuyến yên.

Điều trị

Bởi đa phần u tuyến yên đều lành tính, có kích thước nhỏ và phát triển chậm, do vậy với những người mang khối u không gây các triệu chứng bất thường cho cơ thể thì chỉ cần theo dõi và thăm khám định kỳ mà không cần áp dụng các biện pháp điều trị tức khắc nào. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ chỉ định sử dụng thuốc để kiểm soát sự phát triển kích thước khối u hoặc điều chỉnh sự sản xuất hormone của tuyến yên.

Trong số ít trường hợp, khi khối u phát triển và có kích thước lớn, bác sĩ sẽ chỉ định một vài phương pháp điều trị phổ biến như phẫu thuật, xạ trị… Tùy thuộc vào kích thước và vị trí khối u mà bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn phương pháp phù hợp hoặc kết hợp các phương pháp lại với nhau để gia tăng hiệu quả.

Phòng ngừa bệnh u tuyến yên

U tuyến yên có thể xảy ra ở bất kỳ ai và bất kỳ độ tuổi nào. Chính vì thế, cần thực hiện các biện pháp sau để phòng ngừa u tuyến yên, nhằm đảm bảo sự ổn định cho sức khỏe:

  • Cung cấp thực đơn đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt cần ưu tiên sử dụng hoa quả, rau củ tươi để bổ sung chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất.
  • Hạn chế dung nạp thực phẩm nhiều muối, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn dầu mỡ.
  • Luôn giữ tinh thần trong trạng thái vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng, stress.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ, khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào cần kiểm tra để tìm nguyên nhân và xử lý một cách hiệu quả.
  • Tập thể dục thể thao mỗi ngày, cần nói không với chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
Bệnh u tuyến yên sống được bao lâu? Những điều cần biết về căn bệnh u tuyến yên 4
Tập thể dục thể thao giúp phòng bệnh u tuyến yên

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu về căn bệnh u tuyến yên, đồng thời giải đáp thắc mắc: “Bệnh u tuyến yên sống được bao lâu?”. Mong rằng qua bài viết này, bạn đọc hãy xây dựng chế độ chăm sóc bản thân thật tốt để phòng ngừa cũng như hạn chế các biến chứng của bệnh u tuyến yên.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm