Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Chăm sóc bé

Sự phát triển thị lực của trẻ sơ sinh và những điều cha mẹ cần biết

Ngày 17/12/2024
Kích thước chữ

Ung thư cổ tử cung được xem là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Để giúp các bác sĩ dễ dàng theo dõi tiến triển bệnh và đưa ra phương pháp điều trị hợp lý, việc xác định giai đoạn của bệnh là rất quan trọng. Vậy có bao nhiêu giai đoạn ung thư cổ tử cung? Hôm nay các bạn hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé!

Sau khi chào đời, thị lực của trẻ sơ sinh đã bắt đầu phát triển và không ngừng thay đổi ở những tháng đầu tiên. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần lưu ý phát hiện sớm các vấn đề về mắt và thị lực của trẻ để đảm bảo sự phát triển thị lực bình thường của con mình.

Sự phát triển thị lực của trẻ sơ sinh

Ngay từ khi chào đời, thị lực của trẻ sơ sinh đã phát triển, lúc này thị lực của bé chỉ khoảng 1/20 do các tế bào mắt và thần kinh chưa phát triển đầy đủ và bé chỉ có thể nhìn thấy các vật ở trong phạm vi 20 - 30 cm, đây cũng chính là khoảng cách từ mắt bé đến mặt mẹ khi mẹ đang bế hoặc cho bé bú. Một điều thú vị là bé sơ sinh có thể nhận ra mẹ từ rất sớm, trong vòng 48 giờ bé đã có thể nhìn và nhận ra mẹ.

Con đường phát triển thị lực của trẻ sơ sinh đầy kì diệu 1
Bé sơ sinh đã có thể nhận ra mẹ ngay từ khi chào đời

Bên cạnh sự hạn chế về thị lực, khả năng nhận biết màu sắc của bé vẫn chưa phát triển đủ, bé chỉ có thể nhìn được các màu như đen, trắng và màu xám. Bé sẽ thích thú và chú ý nhiều hơn đến những bức tranh hoặc đồ chơi đen trắng và trong 1 tháng đầu, độ nhạy cảm với ánh sáng của bé vẫn còn thấp.

Sang tuần thứ 2, bé có thể nhận biết nhiều khuôn mặt hơn, tuy nhiên vẫn trong khoảng cách từ 20 đến 30 cm, lúc này bé đã có thể tập trung nhìn vào vật thể trước mắt, và tới tuần thứ 3, bé có thể tập trung nhìn lâu hơn (khoảng 10 giây). 

Khi này, bạn sẽ thấy bé nhìn chăm chú vào mình, đó là thời điểm bé đang nhận diện khuôn mặt mọi người xung quanh. Đôi mắt của bé có thể trông như bị lác, đó là điều bình thường do 2 mắt của bé vẫn chưa phối hợp tốt và sẽ bình thường khi cơ mắt bé phát triển và khỏe hơn, bố mẹ không cần lo lắng.

Ở tuần thứ 4, bé có thể nhìn theo các chuyển động trong tầm mắt bằng cách xoay cả đầu do bé vẫn chưa thể điều khiển nhìn theo chỉ bằng hai mắt. Bên cạnh các khuôn mặt, bé thích nhìn những thứ chuyển động, có hoa văn tương phản, ba mẹ nên mua cho bé các tranh sách với những hình thù hấp dẫn bằng các màu đen, trắng, xám. Cũng nên lưu ý rằng, thị lực của trẻ sơ sinh có thể khác nhau tùy theo từng bé.

Dấu hiệu các vấn đề về thị lực của trẻ sơ sinh

Hầu hết trẻ sơ sinh hiếm gặp các vấn đề về thị lực và sẽ phát triển đôi mắt khỏe mạnh tới khi trưởng thành. Nhưng tuy nhiên, một vài trường hợp bệnh lý về mắt có thể gặp ở trẻ sơ sinh. Do đó, cha mẹ cần sớm nhận biết qua các dấu hiệu sau để kịp thời xử trí:

  • Mí mắt đỏ, đóng vảy có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng mắt.
  • Nước mắt trẻ chảy nhiều khả năng là do viêm tắc tuyến lệ.
  • Đảo mắt liên tục có thể là bất thường trong việc kiểm soát cơ mắt.
  • Trẻ nhạy với ánh sáng mạnh có thể là dấu hiệu của tình trạng tăng áp lực trong mắt.

Việc phát hiện sớm và thông báo với bác sĩ về tình trạng của con là rất quan trọng để ngăn ngừa phát triển các bệnh về mắt. Do đó, một khi thấy các dấu hiệu trên, bố mẹ cần theo dõi và đưa con đến bác sĩ để có những phương pháp điều trị phù hợp.

Con đường phát triển thị lực của trẻ sơ sinh đầy kì diệu 2
Bố mẹ cần theo dõi các dấu hiệu bất thường về mắt và thị lực của trẻ sơ sinh

Nên làm gì để hỗ trợ phát triển thị giác ở trẻ sơ sinh?

Trong giai đoạn sơ sinh của trẻ (dưới 1 tháng tuổi), để giúp trẻ phát triển thị giác, cha mẹ có thể làm theo vài cách sau:

  • Khi cho bú, mẹ nên đổi vị trí vú đều ở 2 vú để bé có thể phát triển thị giác đều ở hai mắt vì lúc bú, bé có thể tập trung nhìn vào mẹ.
  • Lúc này, mắt bé nhạy cảm với ánh sáng mạnh và sẽ mở mắt ở ánh sáng yếu, bố mẹ có thể sử dụng đèn ngủ với ánh sáng mờ.
  • Bố mẹ có thể vừa nói chuyện với bé vừa di chuyển đồ chơi trước mặt bé trong khoảng cách từ 20 đến 30 cm để kích thích tầm nhìn theo của bé.
  • Bố mẹ treo các hình ảnh, tranh hoặc đồ chơi có hoa văn đơn giản, màu trắng, đen hoặc xám với độ tương phản cao ở không gian bé nằm ngủ hoặc chơi.
  • Bố mẹ cũng nên thường xuyên thay đổi tư thế của bé hoặc vị trí nằm của bé để giúp bé tăng khả năng nhận biết và quan sát.
  • Sữa mẹ vẫn là tốt nhất cho trẻ, tuy nhiên bố mẹ vẫn có thể bổ sung cho trẻ các loại sữa dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh khác giúp tăng cường trí não và thị lực.

Lưu ý quan trọng là bố mẹ tuyệt đối không cho bé tiếp xúc trực tiếp với màn hình điện tử từ các thiết bị di động hoặc máy tinh, điều đó có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới võng mạc của bé. Các đồ chơi hoặc đồ vật trong tầm với của bé phải an toàn, không góc cạnh để tránh ảnh hưởng tới vùng da mắt nhạy cảm của bé.

Con đường phát triển thị lực của trẻ sơ sinh đầy kì diệu 3
Bố mẹ có thể vừa nói chuyện với bé vừa di chuyển đồ vật, ngón tay để kích thích bé nhìn theo

Sự phát triển thị lực của trẻ sơ sinh là một trong những cột mốc quan trọng trong những năm tháng đầu đời của trẻ. Trên con đường đó, cha mẹ đóng vai trò không thể thiếu trong việc đảm bảo thị lực của con mình được phát triển khỏe mạnh. Việc quan sát và theo dõi những bất thường và thường xuyên kiểm tra định kỳ là điều rất quan trọng. Nhà thuốc Long Châu luôn tự hào đồng hành cùng các bậc bố mẹ trong hành trình phát triển của con.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin