Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh viêm họng aphter còn được gọi là loét aphthous xuất hiện khi trong miệng chúng ta sẽ xuất hiện những vết loét đỏ mà không biết nguyên nhân từ đâu. Bệnh gây đau khi ăn uống hoặc vệ sinh miệng họng khiến người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bệnh viêm họng aphter thường gặp nhất ở người trẻ, đặc biệt nữ nhiều hơn nam. Hiện nay vẫn chưa biết rõ nguyên nhân chính xác gây ra. Nhưng chúng ta có thể khoanh vùng những yếu tố nguy cơ có thể gây bệnh như:
- Có thể do cắn trúng miệng, va đập gây tổn thương niêm mạc miệng
- Cơ thể thiếu các vitamin B6, B12, vitamin C, vitamin PP, sắt, kẽm
- Do dị ứng thuốc hoặc thức ăn, nhạy cảm với một số thực phẩm có tính axit
- Rối loạn nội tiết tố phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt
- Do vi khuẩn hoặc siêu vi trùng xâm nhập
- Bệnh có nguy cơ cao hơn ở những người có chung huyết thống với người bị bệnh. Nó được gọi là di truyền
- Ngoài ra tâm lý căng thẳng, stress, mệt mỏi, hệ miễn dịch suy giảm cũng là nguy cơ dẫn đến viêm họng aphter
Bệnh do những tổn thương nhỏ và nông có bờ màu đỏ, xảy ra ở niêm mạc miệng như mô mềm trong miệng hay nướu răng. Bệnh viêm họng aphter tuy không nguy hiểm. Nhưng khiến người bệnh cảm thấy đau rát, khó chịu, chán ăn, không sốt và cũng không bị nổi hạch. Bệnh thường kéo dài 1-2 tuần mới khỏi
Tuy nhiên, đôi khi những vết loét miệng cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh nguy hiểm khác như loét do virus herpes, loét do vi khuẩn gây bệnh viêm nướu hoại tử lở loét. Vì vậy, khi bị loét miệng trong vòng 7-10 ngày mà không khỏi thì bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời.
Khi bị viêm họng aphter để vết thương giảm đau và phòng ngừa tái phát bạn cần lưu ý những điều sau:
- Tránh những thức ăn có thể gây tổn thương như đậu phộng, khoai tây chiên. Những thức ăn này có thể gây tổn thương hàm và những mô mỏng manh khác.
- Đánh răng, súc miệng với nước muối không chứa Sodium lauryl sulfate.
- Chỉ dùng kem đánh răng có thành phần dịu nhẹ. Khi đánh nên nhẹ nhàng tránh làm đau vết thương.
- Tránh những thức ăn mặn, chứa nhiều axit như chanh, cà chua. Vì những thực phẩm này có thể làm vết loét nặng hơn.
Bệnh này tuy không nguy hiểm ngay đến sức khỏe người bệnh. Nhưng khi thấy một số dấu hiệu viêm họng sau thì nên đến bác sĩ để khám nhanh chóng. Vết loét có thể bị bội nhiễm thứ phát do vi khuẩn. Trường hợp này bạn có thể thấy đỏ và đau nhiều hơn, hoặc cảm thấy sốt, mệt mỏi. Bạn lưu ý rằng vết loét nào ở miệng cũng là viêm miệng aphter.
Một điều nên lưu ý là thông thường ung thư miệng có thể bắt đầu bằng những vết loét không tự lành. Bạn nên tới gặp bác sĩ nếu bị vết loét trên 3 tuần mà không có dấu khỏi.
Để giảm khả năng xuất hiện viêm họng aphter bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/ lần.
- Nên súc miệng bằng nước muối sinh lý hằng ngày để ngừa nhiễm khuẩn, nhiễm nấm.
- Nên tránh những thức ăn nhiều gia vị như mặn, cay, chua, nóng.
- Sử dụng bàn chải mềm để tránh gây tổn thương niêm mạc miệng.
- Trong ăn uống hằng ngày nên bổ sung nhiều khoáng chất, vitamin cần thiết. Nhằm nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
- Có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, điều độ. Hạn chế thức khuya và làm việc quá sức để tránh mệt mỏi, căng thẳng.
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm họng aphter rất hữu ích các bạn có thể tham khảo để có phương pháp điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất.
Thu Hà
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.