Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh viêm màng não mủ có lây không? Cách phòng ngừa như thế nào?

Ngày 15/06/2022
Kích thước chữ

Những trẻ mắc bệnh viêm màng não mủ ngày càng tăng không khỏi khiến nỗi lo lắng của bố mẹ cũng tăng lên. Khi con em mình tiếp xúc với trẻ mắc bệnh, bố mẹ thường có xu hướng lo sợ không biết bệnh viêm màng não mủ có lây không và nên xử lý như thế nào khi con chưa có biểu hiện bệnh.

Viêm màng não mủ là căn bệnh nguy hiểm dễ dàng lấy đi sinh mạng của trẻ nếu không được cứu chữa kịp thời và đúng cách. Những di chứng mà bệnh để lại cũng vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sau này của con.

Viêm màng não mủ là bệnh gì?

Viêm màng não mủ là bệnh gây nên bởi những loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, khiến cho não bộ và tủy sống bị viêm nhiễm dẫn đến hệ lụy lên hệ thần kinh trung ương não bộ.

Đối tượng dễ mắc bệnh nhất là trẻ em, trẻ sơ sinh vì có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Triệu chứng của bệnh thường dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh về đường hô hấp thông thường như sốt cao, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, phát ban hoặc nổi mụn nước trên cơ thể.

Bệnh viêm màng não mủ có lây không Cách phòng ngừa như thế nào 1

Phát ban, mẩn đỏ là dấu hiệu nhận biết bệnh viêm màng não mủ

Hiện nay, loại vi khuẩn được ghi nhận là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm màng não mủ tại Việt Nam là vi khuẩn mô cầu. Ngoài viêm màng não, mô cầu nguy hiểm đến mức có thể dẫn đến các bệnh lý khác như viêm màng não tủy, nhiễm khuẩn não, nhiễm trùng máu, viêm khớp,…

Bệnh viêm màng não mủ có lây không? Cơ chế lây nhiễm của bệnh?

Khoa học đã chứng minh viêm màng não mủ có thể lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua đường hô hấp. Những vi khuẩn, vi rút hoặc nấm gây bệnh có thể trú ngụ trong các dịch tiết hô hấp như nước bọt, nước mũi,… và trong lúc nói chuyện.

Những dịch tiết này vô tình được phóng thích, bám vào cơ thể, mũi, miệng của người đối diện dẫn đến lây bệnh viêm màng não mủ. Đặc biệt là các hoạt động ho, hắt hơi,… càng dễ khiến vi khuẩn lây lan nhanh, mạnh hơn.

Thông thường thì các loại vi khuẩn, vi trùng hay siêu vi trùng sẽ gây bệnh khi có thể xâm nhập vào cơ thể con người, đi đến hệ tuần hoàn, xâm nhập vào máu và gây bệnh viêm màng não mủ. Tuy nhiên tỷ lệ lây bệnh vẫn khá thấp, đặc biệt là khi tiếp xúc trực tiếp giữa người khỏe mạnh và người mắc bệnh.

Nếu bạn nghĩ viêm màng não mủ chỉ lây nhiễm trực tiếp thì đây chưa phải đáp án đúng đâu nhé. Vi khuẩn gây bệnh viêm màng não mủ còn có khả năng lây nhiễm gián tiếp khi tiếp xúc qua da hoặc bám vào các đồ dùng hàng ngày và khi người lành sử dụng, những vi rút này sẽ xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.

Theo nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy vi khuẩn Neisseria Meningitidis – nguyên nhân chính gây bệnh viêm màng não mủ, cũng có lây nhiễm với cả người tiếp xúc gần, đứng gần hay sinh hoạt trong một không gian nhất định với người bệnh.

Bệnh viêm màng não mủ có lây không Cách phòng ngừa như thế nào 2

Hình ảnh vi khuẩn Neisseria Meningitidis (mô cầu)

Người dễ bị lây bệnh nhất là người cùng sinh hoạt trong một gia đình hoặc trẻ đi học, tiếp xúc với bạn học, bạn cùng bàn, bạn chơi chung,… đều có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn so với bình thường, kể cả những người không có tiếp xúc trực tiếp thì cũng có khả năng nhiễm khuẩn vì lây qua đường hô hấp thì tốc độ rất nhanh, tỷ lệ nhiễm bệnh cũng cao.

Thời gian mà viêm màng não mủ ủ bệnh là thường trong khoảng 4 ngày hoặc tuy cơ địa mà thời gian dao động từ 2 – 10 ngày. Bệnh viêm màng não mủ chỉ có thể lây nhiễm từ người vì các loại vi khuẩn này không sinh sống trên động vật. Tuy nhiên nếu trong nhà có nuôi thú cưng thì đây vẫn là trung gian lây bệnh cần phải chú ý, đặc biệt là bộ lông của chúng.

Nếu kiểm soát không tốt thì bệnh viêm màng não mủ rất dễ phát triển thành ổ dịch và khó mà dập tắt được căn bệnh này một cách hoàn toàn trên diện rộng vì vi khuẩn mô cầu lây nhiễm, lan rộng với tốc độ rất nhanh, nhất là ở những nơi có điều kiện khí hậu, nhiệt độ thuận lợi.

Làm gì để phòng ngừa viêm màng não mủ hiệu quả?

Đối tượng chủ yếu của bệnh này là trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 3 tuổi có nguy có mắc cao nhất nên điều cực kỳ cần thiết chính là tiêm ngừa đúng theo phác đồ của Bộ Y tế càng sớm càng tốt, tiêm đúng lịch tiêm mũi đầu và cả mũi nhắc lại để hiệu quả được tăng cường.

Bố mẹ nên tránh cho con đến nơi quá đông người, nên mặc quần áo theo mùa và tránh để trẻ bị muỗi đốt. Các đồ dùng của con cũng cần được vệ sinh định kỳ, khử khuẩn bằng dung dịch chuyên dụng thường xuyên để hạn chế các bệnh do vi khuẩn, trong đó có viêm màng não mủ.

Bất kể người lớn hay trẻ em cũng cần chú ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tắm rửa thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn, luôn rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi ra ngoài về cũng cần thay quần áo mới, rửa tay chân sạch sẽ, ngoài đánh răng thì nên dùng thêm các loại nước súc miệng có ion bạc để diệt khuẩn.

Bệnh viêm màng não mủ có lây không Cách phòng ngừa như thế nào 3

Súc miệng diệt khuẩn hỗ trợ ngừa bệnh lây nhiễm vào hệ hô hấp

Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, lau sạch các đồ dùng thường ngày trong nhà bằng nước diệt khuẩn chuyên dụng. Mở cửa sổ, cửa chính ra cho nhà cửa được thông thoáng, thông gió, thoáng khí, tăng thêm sinh khí cho ngôi nhà cũng như tránh tạo điều kiện ẩm mốc cho vi khuẩn sinh sôi.

Nếu nhận thấy dấu hiệu mắc bệnh ở trẻ hoặc bất cứ người thân nào trong gia đình thì điều đầu tiên cần làm là đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp kịp thời, tránh di chứng nặng về sau. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về uống mà không biết chính xác bệnh là gì.

Khi nhiễm bệnh hoặc là người có tiếp xúc gần với người bị bệnh thì cần nghiêm túc thực hiện cách ly xã hội trong khoảng thời gian ủ bệnh để tránh lây nhiễm ra cộng đồng, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, khó lường.

Không nên quá lo lắng mà cần bình tĩnh thực hiện đúng theo các yêu cầu của bác sĩ, tin tưởng bác sĩ và đội ngũ chuyên gia của bệnh viện, cần ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tránh suy nhược cơ thể.

Như vậy, bệnh viêm màng não mủ có thể lây nhiễm, thậm chí phát triển thành ổ dịch nguy hiểm nên phụ huynh cần có những biện pháp phòng ngừa sớm cho con em của mình. Ngoài tiêm vacxin viêm màng não mủ đầy đủ, bạn cũng cần chú ý sinh hoạt, vui chơi hàng ngày của con để chống bệnh được toàn diện, hiệu quả nhất nhé. 

Hồng Nhung 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin