Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm mũi dị ứng là dạng bệnh lý thường gặp trong các bệnh đường hô hấp, tùy theo cơ địa mỗi người mà sẽ có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi. Bệnh có ảnh hưởng đến mọi độ tuổi, kể cả đối với trẻ em. Vậy bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em là gì và những lưu ý riêng đối với các bậc phụ huynh khi con em mình mắc bệnh sẽ được đề cập ở bài viết sau đây.
Bệnh viêm mũi dị ứng là tình trạng xảy ra khi cơ thể phản ứng chống lại trước những chất lạ xâm nhập, đặc biệt với đường hô hấp. Các kháng thể được cơ thể tạo ra để chống lại các kháng nguyên, và việc các kháng thể và kháng nguyên tác động với nhau sẽ tạo ra chất histamine gây viêm mũi dị ứng. Bệnh tuy gây khó chịu với bệnh nhân trong một thời gian dài, ảnh hưởng hiệu suất học tập, lao động, hay cản trở sinh hoạt hằng ngày. Tùy vào người mắc phải bệnh mà có các biểu hiện như ngứa mũi, sổ mũi, hắt hơi, đau đầu, ù tai... khi gặp phải các chất kích thích như phấn hoa, bụi bẩn, vi khuẩn…
Bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em xuất hiện ở độ tuổi còn nhỏ và gây ra bởi kháng thể E (IgE) có trong cơ thể để chống lại các tác nhân gây dị ứng. Trẻ em lúc hơn 2 tuổi đã có thể bắt đầu mẫn cảm với các chất gây dị ứng, tuy nhiên sự mẫn cảm này phổ biến hơn ở các em nhỏ trong độ tuổi 4 - 6.
Bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em có thể do một số yếu tố sau đây:
Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường.
Các yếu tố gây dị ứng như bụi nhà, thực phẩm (hải sản, trứng…), thuốc, phấn hoa.
Môi trường thay đổi nhiệt độ, độ ẩm…
Có khi do vi khuẩn, virus, nội tiết tố,… tùy vào cơ địa của bé.
Bác sĩ sẽ tiến hành hỏi triệu chứng và hỏi tình trạng như gần đây trẻ tiếp xúc với cái gì lạ… Ngoài ra còn có thể sử dụng phương pháp kiểm tra da bằng cách đặt mẫu chất lên da để thử nghiệm phản ứng.
Trong trường hợp vẫn không thể tìm được nguyên nhân, có thể trẻ sẽ được chỉ định xét nghiệm máu hoặc kiểm tra IgE Rast.
Một số biện pháp điều trị sẽ được chỉ định tùy thuộc vào bệnh lý của trẻ, như:
Thuốc kháng histamin: Dùng khi triệu chứng không xảy ra thường xuyên và không kéo dài lâu. Có các loại như dạng uống và dạng xịt mũi.
Thuốc corticosteroid: Hữu ích khi dùng trong thời gian ngắn. Gồm các dạng xịt, dạng thuốc nhỏ mắt, tiêm và kem bôi.
Thuốc thông mũi: Hãy lưu ý không dùng cho trẻ liên tiếp quá 3 ngày vì nguy cơ gây nhiễm trùng nấm men hoặc tổn thương niêm mạc mũi.
Điều trị đặc hiệu: Đưa dị nguyên vào cơ thể với liều nhỏ và tăng dần lên để tạo kháng thể, thay đổi cách cơ thể phản ứng với dị nguyên.
Liệu pháp miễn dịch dưới lưỡi (khe): Đặt một loại thuốc chứa hỗn hợp nhiều chất khác nhau dưới lưỡi. Tuy nhiên lưu ý cách này cũng có tác dụng phụ là ngứa ở miệng, họng và tai.
Thụy Anh
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.