Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bệnh xã hội HIV là gì? Người nhiễm HIV vết thương có lành không?

Ngày 30/12/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

HIV là một căn bệnh nguy hiểm mà nguyên nhân gây bệnh chính là virus HIV, loại virus này tồn tại trong cơ thể của người bệnh. Việc xuất hiện vết thương hở trên da của người bệnh là một trong những nguồn lây vô cùng nguy hiểm. Đây chính là lý do vì sao việc người nhiễm HIV vết thương có lành không đang trở thành chủ đề được rất nhiều người quan tâm.

Người nhiễm HIV vết thương có lành không? Đây đang là nỗi băn khoăn của rất nhiều người. Nắm được tâm tư này, trong bài viết hôm nay, Nhà Thuốc Long Châu sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc này một cách chi tiết. Trước hết, hãy cùng Nhà Thuốc tìm hiểu sơ lược về căn bệnh HIV bạn nhé!

Bệnh xã hội HIV là gì? Người nhiễm HIV vết thương có lành không? 1 Người nhiễm HIV vết thương có lành không?

Tổng quan về căn bệnh xã hội HIV

Nguyên nhân và cơ chế gây bệnh

HIV là viết tắt của Human Immunodeficiency Virus. Đây là tên của loại virus gây nên căn bệnh xã hội HIV. Virus HIV có cấu tạo vỏ ngoài protein.

Khi xâm nhập vào cơ thể, các virus này nhân lên trong tế bào lympho T và phá huỷ các tế bào của cơ thể từ đó gây suy giảm miễn dịch của người bệnh khiến người bệnh dễ bị các yếu tố gây bệnh thông thường tấn công và suy yếu dần thậm chí là tử vong.

Bệnh xã hội HIV là gì? Người nhiễm HIV vết thương có lành không? 2 Virus HIV là tác nhân gây nên căn bệnh xã hội HIV

Con đường lây nhiễm

HIV lây nhiễm chủ yếu qua 3 con đường: Lây nhiễm qua đường tình dục, lây qua đường máu và lây từ mẹ sang con.

  • Lây qua đường máu: HIV lây từ người sang người qua máu và các sản phẩm liên quan đến máu như tiếp xúc với các vết thương hở của người nhiễm virus, dùng chung kim tiêm, truyền máu không qua sàng lọc HIV…
  • Lây từ mẹ sang con: HIV lây từ mẹ sang con chủ yếu qua 3 con đường đó là: Lây qua nhau thai khi mang thai, lây qua nước ối máu và dịch âm đạo khi sinh và lây qua sữa mẹ khi cho con bú.
  • Lây qua đường tình dục: Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Điều này giúp lý giải vì sao HIV còn được gọi với tên bệnh sinh dục.

Các giai đoạn của HIV

HIV tiến triển qua 3 giai đoạn chính bao gồm: Giai đoạn nhiễm HIV cấp tính, giai đoạn nhiễm HIV mãn tính và giai đoạn AIDS.

Giai đoạn nhiễm HIV cấp tính:

Giai đoạn nhiễm HIV cấp tính hay còn có tên gọi khác là giai đoạn nhiễm trùng tiên phát. Đây là giai đoạn người bệnh vừa tiếp xúc với nguồn lây, virus bắt đầu xâm nhập vào cơ thể, phát triển và nhân lên một cách nhanh chóng.

Sau khoảng 2 - 4 tuần sau phơi nhiễm HIV, người bệnh xuất hiện một số biểu hiện như: Ho, sốt, nổi hạch, phát ban… Những triệu chứng này rất dễ khiến người bệnh nhầm lẫn với cảm cúm thông thường.

Giai đoạn này thường sẽ kéo dài trung bình khoảng 28 ngày và tối thiểu là 1 tuần. Đây cũng là giai đoạn có tỷ lệ lây nhiễm rất cao.

Giai đoạn mãn tính:

Ở giai đoạn này, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ sinh ra kháng thể làm giảm số lượng của các hạt virus trong máu và bắt đầu chuyển từ giai đoạn cấp tính sang mãn tính.

Giai đoạn này thường kéo dài vài tuần, vài năm thậm chí là 20 năm tùy vào từng trường hợp. Trong suốt thời gian này, virus HIV hoạt động trong các hạch bạch huyết. Các hạch bạch huyết này phản ứng với một số lượng lớn virus và gây ra phản ứng sưng.

Trong giai đoạn này người bệnh vẫn có khả năng lây bệnh.

Giai đoạn AIDS:

Khi sự miễn dịch qua trung gian tế bào bị vô hiệu và xuất hiện nhiễm trùng do các vi sinh vật cơ hội gây ra, lúc này, người bệnh đã bước vào giai đoạn cuối - giai đoạn AIDS.

Giai đoạn này đặc trưng bởi một số bởi một số biểu hiện như: Sút cân không rõ nguyên nhân, nhiễm trùng đường hô hấp tái phát, loét miệng, viêm da… Lâu dần, hệ miễn dịch của người bệnh sẽ suy giảm hoàn toàn và dẫn đến tử vong.

Người nhiễm HIV vết thương có lành không?

Người nhiễm HIV vết thương có lành không? Câu trả lời là có, tuy nhiên thời gian lành thương là bao lâu còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như tình trạng vết thương cũng như cơ địa người bị thương và cách thức điều trị vết thương.

Ở người bệnh nhiễm HIV, các vết thương thường nặng và điều trị không giống với người bình thường. Các báo cáo thống kê chỉ ra rằng: Cùng là một vết thương, ở người bình thường có thể khỏi sau 5 - 10 ngày nhưng đối với những người bệnh nhiễm HIV tổn thương thường có xu hướng loét rộng ra và lâu lành, thời gian lành thương có thể kéo dài 3 - 4 tuần thậm chí là lâu hơn.

Trong thời gian chờ vết thương lành, người bệnh và những người xung quanh cần chú ý tránh bị lây nhiễm HIV bởi nếu người bình thường tiếp xúc với máu hay dịch tiết của người bệnh thì sẽ có nguy cơ lây nhiễm rất cao.

Bệnh xã hội HIV là gì? Người nhiễm HIV vết thương có lành không? 3 Thời gian lành thương ở những người nhiễm HIV kéo dài hơn rất nhiều so với người bình thường

Một số dạng vết thương ngoài da ở người bệnh nhiễm HIV

Dưới đây là một số loại vết thương ngoài da mà người nhiễm HIV rất dễ gặp phải, bạn đọc có thể tham khảo:

Sarcome Kaposi

Sarcome Kaposi là một trong những căn bệnh ngoài da thường gặp ở người đang ở giai đoạn cuối của căn bệnh sinh dục HIV. Theo thống kê của các chuyên gia, có khoảng 20% người bệnh AIDS mắc phải căn bệnh này. Và làm xét nghiệm sinh thiết là cách để chẩn đoán chính xác bản thân có mắc Sarcome Kaposi không.

Biểu hiện của căn bệnh này đó là người bệnh sẽ xuất hiện các vết thương tại miệng và trên da, tuy nhiên chúng hoàn toàn không gây ngứa hay đau rát cho người mắc phải. Các vết thương ban đầu chỉ như đầu kim nhỏ sau đó phát triển. Nếu không được điều trị kịp thời thì chúng sẽ tiến triển thành các khối u như u lympho, u ở gan, u ở nách…

Khi các vết thương này đã tiến triển thành u thì cách duy nhất để điều trị đó là tiến hành phẫu thuật với các vùng da là vết thương hở và hóa trị đối với vùng da đã hình thành u.

Bệnh xã hội HIV là gì? Người nhiễm HIV vết thương có lành không? 4 Sarcome Kaposi là dạng vết thương ngoài da hay gặp nhất ở những người nhiễm HIV

Một số loại bệnh về da khác 

Bên cạnh Sarcome Kaposi, chúng ta cũng hay bắt gặp một số bệnh ngoài da khác ở người nhiễm HIV bao gồm:

  • Nhiễm virus Herpes simplex: Herpes simplex là một loại virus gây ra các bệnh phổ biến trên da. Các vùng da bị tổn thương thường đỏ kèm theo xuất hiện mụn nước khiến người bệnh đau rát khó chịu như bị bỏng. Đối với người bình thường, sử dụng thuốc bôi sẽ hết sau 5 - 10 ngày. Song, đối với người nhiễm HIV, tổn thương da này sẽ có xu hướng loét rộng và ngày càng gây đau nhức và khó chịu. Thời gian lành thương sẽ kéo dài gấp 3 - 4 lần so với người bình thường.
  • Bệnh zona: Zona được hình thành do virus herpes zoster gây nên. Ban đầu, người bệnh sẽ thấy vùng da đỏ sau đó càng ngày càng đau nhức. Tiếp đến, người bệnh sẽ xuất hiện những chùm mụn nước và bọng nước rất dễ bị trợt loét và lây sang vùng khác nếu chúng ta chạm vào. Để chữa được bệnh này, chúng ta cần sử dụng thuốc bôi tại chỗ kết hợp với các loại kháng sinh để giúp lành thương nhanh tránh để loét dẫn đến nhiễm trùng.
  • Sùi mào gà, mụn cóc: Đây là bệnh ngoài da lành tính và không gây đau đớn hay khó chịu cho người bệnh. Các biểu hiện của căn bệnh này thường xuất hiện ở chân, tay, mặt thậm chí là cả hậu môn và bộ phận sinh dục. Việc điều trị dứt điểm căn bệnh này rất khó và rất dễ có nguy cơ tái phát trở lại.
Bệnh xã hội HIV là gì? Người nhiễm HIV vết thương có lành không? 5 Zona cũng là một trong những bệnh ngoài da thường gặp ở người nhiễm HIV

Trên đây là một vài thông tin xoay quanh căn bệnh xã hội HIV cùng với một số dạng vết thương ngoài da mà người nhiễm HIV có nguy cơ cao gặp phải. Hy vọng với những chia sẻ của Nhà Thuốc Long Châu, bạn đọc có thể giải đáp được thắc mắc: Người nhiễm HIV vết thương có lành không? Chúc bạn đọc thật nhiều sức khỏe. Đừng quên theo dõi kênh thông tin của Nhà Thuốc để cập nhật thêm nhiều bài viết bổ ích khác bạn nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm