Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng/
  4. Ăn ngon khỏe

Bị chân tay miệng có ăn được thịt gà không và những điều cần biết

Ngọc Diễm

15/03/2025
Kích thước chữ

Bệnh tay chân miệng là một bệnh lây nhiễm thường gặp, đặc biệt ở trẻ em. Trong quá trình chăm sóc, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ trẻ hồi phục nhanh hơn. Nhiều phụ huynh thắc mắc bị chân tay miệng có ăn được thịt gà không, vì đây là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng cũng có thể gây khó chịu nếu không chế biến đúng cách. Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc bị tay chân miệng có ăn được thịt gà không và một số thông tin liên quan nhé!

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục của người mắc bệnh tay chân miệng. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, giảm đau rát do các vết loét và thúc đẩy quá trình lành bệnh. Nhiều người thắc mắc bị chân tay miệng có ăn được thịt gà không, vì đây là loại thực phẩm giàu protein, giúp bổ sung năng lượng. Tuy nhiên, không phải lúc nào thịt gà cũng phù hợp với người bệnh. Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi vị tay chân miệng có ăn được thịt gà không và một số vấn đề liên quan đến bệnh tay chân miệng.

Giải đáp thắc mắc bị chân tay miệng có ăn được thịt gà không?

Đây là câu hỏi được nhiều phụ huynh quan tâm khi chăm sóc trẻ mắc bệnh tay chân miệng. Thực tế, thịt gà là thực phẩm giàu protein, vitamin và khoáng chất, giúp bổ sung dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Người bị tay chân miệng hoàn toàn có thể ăn thịt gà nhưng cần chú ý đến cách chế biến. Nên nấu thịt gà thành cháo, súp hoặc hầm nhừ để dễ nuốt, tránh các món chiên rán, cay nóng vì có thể gây kích ứng các vết loét trong miệng, làm trẻ đau rát và khó ăn. Bên cạnh đó, cần theo dõi phản ứng của cơ thể, nếu có dấu hiệu khó chịu hay tiêu hóa kém thì nên điều chỉnh chế độ ăn phù hợp. 

Vì vậy, bị chân tay miệng có ăn được thịt gà không? Câu trả lời là có, nhưng cần chế biến mềm, dễ tiêu và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để hỗ trợ quá trình hồi phục nhanh hơn.

Bị chân tay miệng có ăn được thịt gà không và những điều cần biết 1
"Bị chân tay miệng có ăn được thịt gà không?" chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc hiện nay

Lợi ích của thịt gà đối với người mắc bệnh tay chân miệng

Thịt gà là một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho người mắc bệnh tay chân miệng. Với hàm lượng protein dồi dào, thịt gà giúp phục hồi năng lượng, duy trì sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch, yếu tố quan trọng để cơ thể chống lại virus gây bệnh. Ngoài ra, thịt gà còn chứa các vitamin nhóm B (đặc biệt là B6, B12), hỗ trợ quá trình trao đổi chất và cải thiện sức đề kháng, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục. 

Người bị tay chân miệng có thể ăn được thịt gà nhưng cần được chế biến đúng cách. Cần tránh các món chiên rán hay tẩm ướp gia vị mạnh vì có thể gây đau rát, khó chịu. Việc bổ sung thịt gà hợp lý không chỉ giúp người bệnh duy trì dinh dưỡng mà còn hỗ trợ quá trình lành bệnh diễn ra nhanh hơn.

Bị chân tay miệng có ăn được thịt gà không và những điều cần biết 2
Thịt gà chứa nhiều protein, rất tốt cho sức khỏe

Những điều cần biết về việc ăn thịt gà khi mắc tay chân miệng

Khi mắc bệnh tay chân miệng, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cơ thể hồi phục và tăng cường sức đề kháng. Thực tế, thịt gà là nguồn cung cấp protein chất lượng cao, vitamin và khoáng chất cần thiết, giúp bổ sung năng lượng cho người bệnh. Tuy nhiên, để tránh gây kích ứng các vết loét trong miệng và hỗ trợ quá trình tiêu hóa, việc lựa chọn phương pháp chế biến và cách ăn uống hợp lý là điều cần đặc biệt chú ý. Vậy khi ăn thịt gà lúc bị tay chân miệng, cần lưu ý những gì để đảm bảo an toàn và thúc đẩy quá trình hồi phục?

Để đảm bảo an toàn và dễ tiêu hóa, thịt gà nên được chế biến thành các món mềm như cháo gà, súp gà hoặc gà hầm. Những món ăn này không chỉ cung cấp năng lượng mà còn giúp làm dịu cảm giác đau khi nuốt. Người bệnh nên tránh các món gà chiên giòn, gà nướng hoặc thịt gà luộc nguyên miếng vì kết cấu cứng, dai có thể gây tổn thương thêm cho niêm mạc miệng. Ngoài ra, da gà nên được loại bỏ vì dễ gây khó tiêu và có thể làm tăng cảm giác khó chịu khi ăn.

Bị chân tay miệng có ăn được thịt gà không và những điều cần biết 3
Hãy chế biến thịt gà thành những món mềm như cháo gà, súp gà giúp tránh gây vết loét miệng của trẻ

Trẻ bị tay chân miệng kiêng ăn gì?

Hạn chế một số loại thực phẩm khi trẻ bị tay chân miệng:

  • Tránh thực phẩm giàu arginine: Arginine là một loại axit amin có thể kích thích virus phát triển mạnh hơn, điều này không có lợi cho quá trình hồi phục của trẻ. Một số thực phẩm chứa nhiều arginine mà phụ huynh nên hạn chế cho bé như: Nho khô, các loại hạt (hạnh nhân, hạt điều…), lạc (đậu phộng), chocolate...
  • Tránh thức ăn cứng, cay nóng hoặc mặn: Trẻ bị tay chân miệng thường có các vết loét trong miệng, nếu ăn thực phẩm cay, nóng hoặc quá mặn sẽ khiến các vết loét đau rát hơn, gây khó chịu và làm chậm quá trình lành. Ngoài ra, thức ăn cứng cũng có thể làm tổn thương thêm vùng niêm mạc.
  • Tránh thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa: Những thực phẩm này có thể khiến da tiết nhiều dầu hơn, làm tình trạng phát ban nặng hơn. Đồng thời, chúng cũng khó tiêu hóa, khiến bé cảm thấy đầy bụng, mệt mỏi và không hấp thu tốt dinh dưỡng cần thiết. Bên cạnh đó, tuyệt đối không cho trẻ ăn các món lạ hoặc thực phẩm mà trước đây từng gây dị ứng cho bé.
Bị chân tay miệng có ăn được thịt gà không và những điều cần biết 4
Bên cạnh thịt gà, các mẹ hãy cho con bổ sung thêm rau củ quả giúp bé có nhiều sức đề kháng hơn

Nhìn chung, bị chân tay miệng có ăn được thịt gà không thì câu trả lời là có, nhưng cần chú ý cách chế biến phù hợp. Thịt gà là thực phẩm giàu dinh dưỡng, giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ cơ thể phục hồi nhanh hơn. Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống cân bằng, đủ dinh dưỡng và giữ vệ sinh tốt sẽ giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về chủ đề bị chân tay miệng có ăn được thịt gà không và một số vấn đề liên quan.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin