Nếu bạn thường xuyên gặp tình trạng đắng miệng buồn nôn thì tuyệt đối không được chủ quan. Vì đây có thể là biểu hiện của nhiều căn bệnh nguy hiểm, một trong số đó là trào ngược dạ dày thực quản.
Trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Trào ngược dạ dày thực quản hay còn gọi là Gastroesophageal Reflux Disease (GERD), đây là tình trạng dịch dạ dày có thể bao gồm thức ăn, men tiêu hóa, hơi… trào ngược lên thực quản.
Đắng miệng buồn nôn có thể do trào ngược dạ dày thực quản Trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh khá phổ biến và có thể để lại nhiều hậu quá nguy hiểm khó lường. Vậy dấu hiệu nào cho thấy bạn đang có thể là nạn nhân của căn bệnh này?
- Buồn nôn: Buồn nôn là dấu hiệu thường gặp nhất khi bị trào ngược dạ dày thực quản. Lý do là vì khi acid trào ngược lên họng và khoang miệng sẽ kích thích và gây cảm giác buồn nôn. Cơn buồn nôn có thể xảy đến bất cứ lúc nào nhưng sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn vào buổi tối do tư thế ngủ và hệ thần kinh phó giao cảm hoạt động mạnh mẽ hơn.
- Đắng miệng: Hiện tượng đắng miệng thường hay xảy ra và sáng sớm. Do van môn vị bị đóng mở quá mức khiến cho dịch mật trào ngược từ tá tràng vào dạ dày. Dịch mật đi theo acid dạ dày trào lên khoang miệng khiến miệng có cảm giác đắng ngắt.
- Ợ hơi: Kèm theo hai dấu hiệu điển hình là buồn nôn và đắng miệng, khi bị trào ngược dạ dày thực quản bạn có thể bị ợ chua, ợ nóng và để lại vị chua ở miệng. Các cơn ợ chua xuất hiện khi ăn no hoặc khi nằm ngủ.
- Đau tức vùng thượng vị: Khi acid trào ngược lên kích thích vào các đầu mút sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản sẽ khiến người bệnh có cảm giác đau tức ngực. Cảm giác như ngực bị vật nặng đè ép lên.
- Cảm giác khó nuốt: Khi tình trạng bệnh nặng hơn, các cơn trào ngược xảy ra với tần suất dày đặc hơn có thể làm phù nề, sưng tấy làm thu hẹp đường kính thực quản khiến cho việc nuốt thức ăn trở nên khó khăn hơn.
Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản
Hiện tượng đắng miệng buồn nôn là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang bị trào ngược dạ dày thực quản. Vậy thì đâu là nguyên nhân đế căn bệnh này?
- Do ảnh hưởng của thuốc: Một số loại thuốc giảm đau, chống viêm và thuốc huyết áp nếu dùng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến dạ dày khiến bạn bị trào ngược.
- Do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học: Nhiều người thường xuyên tiêu thụ lượng lớn bia rượu, hay có thói quen bỏ bữa, hoặc ăn quá no cũng là những yếu tố gia tăng nguy cơ gây bệnh.
- Do một số nguyên nhân khác: Thức quá khuya hay stress kéo dài không chỉ gây tình trạng trào ngược dạ dày thực quản mà còn khiến cơ thể có nguy cơ mắc nhiều căn bệnh khác. Một số người béo phì, mang thai cũng có thể gặp tình trạng này.
Uống bia rượu nhiều tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản Đắng miệng buồn nôn còn là biểu hiện của những bệnh lý nào?
Đắng miệng, buồn nôn phần nhiều xuất hiện do bệnh lý dạ dày nhưng cũng có những bệnh lý khác sẽ có dấu hiệu này dù ít gặp hơn.
- Suy giảm chức năng gan: Suy giảm chức năng gan cũng có thể là nguyên nhân khiến bệnh nhân có cảm giác đắng ở miệng, đi kèm với đau tức hông sườn, và tiêu hóa gặp vấn đề. Hiện tượng buồn nôn sẽ ít xuất hiện hơn, thường khi bệnh nhân ăn quá nhiều đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ.
- Phụ nữ đang mang thai: Phụ nữ khi đang mang bầu sẽ bị thay đổi nội tiết tố, chính vì thế đôi khi sẽ khiến vị giác bị thay đổi, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu khi những cơn nghén ghé thăm thường xuyên.
Phải làm sao khi bị đắng miệng buồn nôn?
Điều đầu tiên Nhà Thuốc Long Châu khuyên bạn cần làm nếu thấy xuất hiện tình trạng đắng miệng buồn nôn kéo dài đó là đi kiểm tra tại bệnh viện hay phòng khám uy tín. Nguyên nhân là do đắng miệng buồn nôn là dấu hiệu thường gặp nhất ở bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Bên cạnh đó, một số điều sau đây có khả năng giúp bạn cải thiện tình trạng đắng miệng buồn nôn:
- Chia nhỏ bữa ăn: Mục đích của việc này là giúp giảm áp lực lên dạ dày cũng như tránh được việc bạn ăn quá no. Thay vì ăn no trong ba bữa chính, có thể chia nhỏ khẩu phần làm khoảng 5 bữa nhỏ trong ngày.
- Lựa chọn thực phẩm trung hòa acid: Một số thực phẩm có tính kiềm sẽ giúp trung hòa bớt acid dạ dày, có thể là bánh mỳ, bột yến mạch hay đạm dễ tiêu.
- Tránh ăn những món ăn có tính acid: Hãy tránh những món ăn như nước ép dứa, nước chanh…
- Sử dụng một số viên nhai: Bạn có thể tham khảo ý kiến của dược sĩ về một số dạng viên nhai, gói gel để giảm đi tình trạng buồn nôn. Những loại thuốc này là thuốc không kê đơn có chứa một số thành phần như Magnesium hydroxide và Aluminum hydroxide, Aluminum phosphate...
- Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học: Ngủ quá muộn, stress kéo dài hoặc ăn uống thất thường chính là những thói quen xấu bạn cần bỏ ngay nếu như đang mắc phải. Bởi vì đây cũng là những yếu tố gia tăng tình trạng các bệnh lý dạ dày - căn bệnh có thể gây đắng miệng buồn nôn.
- Không nên vận động quá mạnh sau khi ăn: Sau khi ăn xong chỉ nên đi lại nhẹ nhàng để tránh việc dạ dày làm việc không tốt từ đó giảm thiểu trào ngược dạ dày thực quản.
Bánh mì là một trong những thực phẩm trung hòa acid giúp giảm buồn nôn Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người, chính vì thế đừng bao giờ để vốn quý của mình bị ảnh hưởng bởi những điều không đáng có. Nhà thuốc Long Châu hy vọng rằng bài viết này là những kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe. Cuối cùng, đừng nên để tình trạng đắng miệng buồn nôn kéo dài bởi vì bạn không thể biết được hậu quả mà nó để lại có thể nguy hiểm đến mức nào. Hãy đi khám ngay và điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt.
Nếu bạn phát hiện tình trạng đắng miệng buồn nôn kèm theo những vấn đề sức khỏe khác như sốt cao trên 40 độ, đau đầu, sưng hạch bạch huyết,.... thì đừng xem nhẹ, vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết. Hãy nhanh chóng đăng ký tiêm vắc xin sốt xuất huyết sớm nhất tại Long Châu để phòng bệnh hiệu quả.