Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bị dị ứng thức ăn là tình trạng phổ biến mà nhiều người mắc phải, nhất là những người có cơ địa nhạy cảm.Bị dị ứng thức ăn có thể là bệnh mãn tính hoặc cấp tính. Trong nhiều trường hợp, có thể dẫn đến sốc phản vệ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bị dị ứng thức ăn là tình trạng hệ miễn dịch phải ứng lại với thức ăn do nhầm tưởng loại thức ăn đó có hại cho cơ thể. Bệnh thường có nguy cơ cao xảy ra ở trẻ em.
Đối với nhiều người, tình trạng bị dị ứng thức ăn chỉ gây ra khó chịu và không có gì nghiêm trọng tuy nhiên đối với một số trường hợp khác, khi bị dị ứng thức ăn thì rất đáng sợ và có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Các biểu hiện và triệu chứng khi bị dị ứng thức ăn thường xuất hiện trong khoảng vài phút đến 2 tiếng sau khi ăn phải thức ăn gây dị ứng, các dấu hiệu bao gồm:
Nổi mề đay, ngứa.
Ngứa trong miệng hoặc ngứa ran.
Chóng mặt, choáng hoặc có thể ngất xỉu.
Đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa.
Thở khò khè, nghẹt mũi, khó thở.
Sưng mặt, môi, cổ họng hoặc các bộ phận khác.
Xảy ra tình trạng sốc phản vệ bao gồm co thắt và thắt chặt đường hô hấp, có cảm giác có khối u trong cổ họng làm khó thở, tụt huyết áp, chóng mặt dẫn đến choáng hoặc bất tỉnh. Sốc phản vệ có thể dẫn đến hôn mê hoặc tử vong vì vậy người bị bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Khi bị dị ứng thức ăn, bạn cần chú ý các vấn đề sau đây:
Đắp nước lạnh lên chỗ nổi mẩn.
Nghỉ ngơi, mặc quần áo rộng, ở nơi thoáng mát.
Không nên tắm và không nên lau người bằng nước nóng.
Không nên ăn thức ăn nguội lạnh.
Sử dụng thuốc trị dị ứng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Khi bị dị ứng thức ăn có dấu hiệu ngày càng nặng hoặc nghiêm trọng hơn thì tốt nhất bạn nên tới gặp bác sĩ để tránh nhầm lẫn giữa bị dị ứng thức ăn với các căn bệnh nguy hiểm khác.
Bị dị ứng thức ăn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, những phản ứng của hệ miễn dịch với thức ăn gây dị ứng có thể nhẹ như chỉ nổi mẩn ngứa, khó chịu, tiêu chảy. Tuy nhiên, trong vài trường hợp bị dị ứng thức ăn có thể gây ra co thắt phế quản, ngất, khó thở, sốc phản vệ hoặc thậm chí tử vong. Vì vậy, mọi người không nên chủ quan khi bị dị ứng thức ăn, cần phải chú ý hạn chế sử dụng nhóm thực phẩm có thể gây dị ứng, tránh thức ăn có vấn đề như để lâu hoặc có dấu hiệu ôi thiu. Nên đọc nhãn thức ăn trước khi mua, vệ sinh dụng cụ nhà bếp sạch sẽ. Bên cạnh đó, cần đeo vòng tay cảnh báo y tế về dị ứng thức ăn, nhận biết các dấu hiệu khi bị dị ứng thức ăn để có thể điều trị kịp thời. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về cách xử lý khi bị dị ứng thức ăn để có phương án đối phó khi không may tiếp xúc với thức ăn gây dị ứng.
Hoàng Minh
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.