Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chấn thương dây chằng cổ chân là một trong những chấn thương thường gặp ở trẻ em hay người lớn khi vận động mạnh. Với những chấn thương nhẹ thì chỉ cần nắn chỉnh là sẽ hồi phục. Vậy nếu bị đứt dây chằng cổ chân có phải mổ không?
Nếu xuất hiện các chấn thương dây chằng người bệnh sẽ gặp nhiều trở ngại trong quá trình sinh hoạt hằng ngày. So với các chấn thương nhẹ thì đứt dây chằng cổ chân kèm theo tình trạng bệnh nhân không tiến hành sơ cứu đúng cách để tình trạng trở nặng thì phẫu thuật là liệu pháp điều trị tốt nhất lúc này.
Đứt dây chằng cổ chân là một trong những bệnh lý khá phổ biến đối với các chấn thương cơ xương. Dễ gặp nhiều ở trẻ em hoặc người trẻ độ tuổi 20 đến 30 khi tham gia các hoạt động, vui chơi không đúng cách hay sai tư thế. Nếu thực hiện với tần suất cao rất dễ dẫn đến tổn thương lên vùng dây chằng cổ chân.
Đứt dây chằng cổ chân là chấn thương phổ biến được chia thành 3 cấp độ
Dựa vào mức độ tổn thương mà ta có thể chia tình trạng đứt dây chằng cổ chân thành 3 cấp độ dưới đây:
Cấp độ 1: Dây chằng cổ chân không bị rách chỉ bị giãn sau chấn thương. Chân của bạn có thể cử động bình thường sau thời gian nhất định khi tổn thương giảm. Với cấp độ này thì bạn chỉ tốn thời gian 2 tuần là lành hẳn.
Cấp độ 2: Dây chằng cổ chân bị rách và tổn thương một phần. Bạn sẽ cảm thấy các khớp lỏng lẻo. Khó có thể đứng dậy và có cảm giác bất thường khi di chuyển mắt cá chân. Ở cấp độ này bạn phải mất từ 6 đến 8 tuần để phục hồi kết hợp với các biện pháp vật lý trị liệu.
Cấp độ 3: Đây là cấp độ nặng nhất khi mà dây chằng cổ chân bị rách hoàn toàn. Nó kéo theo tình trạng không thể đứng hoặc di chuyển chân bị tổn thương. Tình trạng đau nhức nghiêm trọng và kéo dài vùng cổ chân, khớp sưng to. Như đã nói ở trên nếu trở nặng thì phải tiến hành phẫu thuật thì mới có thể giải quyết vấn đề. Ở cấp độ này bạn phải tốn thời gian từ 3 đến 6 tháng để điều trị tích cực và phục hồi vận động.
Dựa vào 3 cấp độ khi đứt dây chằng cổ chân ở trên thì bạn sẽ xác định được khi nào nên tiến hành mổ để điều trị. Nếu chỉ đứt dây chằng ở cấp độ 1 và sơ cứu kịp thời, đúng cách thì bạn có thể dễ dàng hồi phục khả năng vận động của mình hoàn toàn.
Tuy nhiên, ở cấp độ 2 của đứt dây chằng cổ chân phải cân nhắc giữa lợi ích và tác hại của việc mổ để điều trị. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa về xương khớp. Bạn cần phải tiến hành xét nghiệm và chẩn đoán chính xác vấn đề chấn thương mình đang gặp phải để có liệu trình điều trị phù hợp nhất.
Đối với đứt dây chằng cổ chân cấp độ 3 thì bạn cần tiến hành mổ càng sớm càng tốt vì nếu để tình trạng này kéo dài thì càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến xương khớp vùng chấn thương và cơ xung quanh. Nặng hơn sẽ gây ra tình trạng áp xe, thoái hóa khớp hoặc các bệnh lý khác về mạch máu kèm theo. Để có thể điều trị lúc này rất khó khăn và phức tạp vì liên quan đến nhiều chuyên khoa khác nhau kèm theo chi phí điều trị cao.
Với các chấn thương cấp độ 2 trở lên với các biến chuyển nặng sẽ được chỉ định mổ
Khi muốn mổ đứt dây chằng cổ chân trước đây chỉ có phương pháp mổ hở. Đây là phương pháp điều trị tái tạo lại vùng dây chằng tổn thương, kích thước đường mổ từ 5 - 10cm.
Hiện nay, với sự phát triển trong phẫu thuật y khoa kích thước đường mổ được giảm thiểu rõ rệt. Chỉ với một đường mổ với kích thước 0,5 cm là đã có thể tiếp cận vùng dây chằng tổn thương và điều trị chính xác. Nhờ đó mà bệnh nhân có thể giảm được các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi mổ, giảm thời gian điều trị và phục hồi cho bệnh nhân.
Kỹ thuật mới được áp dụng đó là mổ nội soi. Kèm theo tái tạo dây chằng bị đứt do chấn thương với một vật liệu gia cố bên trong. Giúp bảo tồn các dây chằng đã tổn thương, tạo sự kết nối vững chắc tạm thời trong khi đợi dây chằng liền lại hoàn toàn. Kỹ thuật này đã và đang được áp dụng rất nhiều trong việc điều trị và cho thấy kết quả hồi phục cao ở đa số bệnh nhân. Nhiều bệnh nhân có thể phục hồi khả năng cử động được cổ chân chỉ sau 3 ngày phẫu thuật. Những bệnh nhân sau 5 tháng phẫu thuật, đã có thể luyện tập trở lại bình thường mà không mang theo di chứng gì.
Mổ nội soi đang là kỹ thuật mổ đứt dây chằng cổ chân phổ biến
Việc sơ cứu kịp thời và đúng cách có ý nghĩa quan trọng đối với việc tránh và giảm thiểu các vấn đề chấn thương đau khớp cổ chân trở nên xấu đi.
Xử lý ban đầu khi đứt dây chằng cổ chân đúng cách giúp hạn chế phải phẫu thuật
Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho vấn đề bị đứt dây chằng cổ chân có phải mổ không? Bạn không nên chủ quan khi gặp vấn đề chấn thương này, nên tiến hành thăm khám ngay để có chẩn đoán chính xác và biện pháp điều trị phù hợp.
Minh QA
Nguồn: Tổng hợp