Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đứt dây chằng cổ chân có đi được không? Có thể hoạt động tập luyện nhẹ nhàng được không? Là hai trong số nhiều thắc mắc của các bạn khi chẳng may gặp phải vấn đề này. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu đi tìm câu trả lời nhé!
Nhiều người hiện nay thường xem nhẹ tình trạng bong gân cổ chân hay đứt dây chằng cổ chân vì không hiểu đúng và đầy đủ về nó. Khi bị đứt dây chằng cổ chân bạn sẽ cảm thấy chân yếu, khả năng đi lại không như bình thường. Chân lúc này có cảm giác không thật, khó khăn trong việc bước lên và bước xuống.
Khi xuất hiện tổng thương dạng này dây chằng bên ngoài cổ chân sên-mác trước sẽ bị đứt. Hầu hết các tổn thương dây chằng được ghi nhận là do bị lật ngoài cổ chân. Khi đứt dây chằng cấp độ 2 và độ 3 đôi khi có xu hướng làm nặng thêm tình trạng tổn thương. Ngoài ra khi bị lật trong cổ chân có thể gây ra tình trạng vỡ vòm xương sên, có hoặc không có tổn thương dây chằng cổ chân kèm theo.
Lật trong hay ngoài cổ chân biểu hiện dễ thấy đi cùng đứt dây chằng cổ chân
Tổn thương này xuất hiện khi chịu tác động lực mạnh vào các khớp bên trong. Lực này thường gây nên tình trạng gãy mắt cá trong hơn là đứt dây chằng do dây chằng delta rất chắc khỏe. Tuy nhiên, không hiếm những trường hợp có thể làm đứt dây chằng. Ngoài ra tổn thương này còn có thể làm rách dây chằng khớp chày mác dưới syndesmosis (đứt dây chằng cổ chân cao).
Nếu để đứt dây chằng cổ chân tái diễn có thể dẫn đến mất vững khớp cổ chân, ảnh hưởng và gây ra thêm những tổn thương khác như thoái hóa khớp, áp xe...
Phương án điều trị đối với trường hợp đứt dây chằng cổ chân đó là là bất động, nghỉ ngơi, chườm đá hay chườm lạnh. Sau đó tiến hành băng chun và nâng cao chân bị tổn thương (PRICE). Quá trình vận động chịu lực sớm chỉ áp dụng với đứt dây chằng nhẹ. Còn đối với đứt dây chằng cổ chân trung bình và nặng nên tham khảo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, trong một số trường hợp có diễn biến nặng cần phải tiến hành phẫu thuật để điều trị.
Do đó khi đứt dây chằng cổ chân bạn nên tiến hành nghỉ ngơi ngay tránh gây tác động đến vùng bị chấn thương khiến tình trạng trở nên nặng thêm. Qua quá trình thăm khám, xét nghiệm các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra những nhận định quyết định xem bạn có thể đi lại hoặc tập luyện thể thao từ lúc nào.
Khi xác định đứt dây chằng cổ chân bạn nên tiến hành nghỉ ngơi ngay
Hầu hết các triệu chứng khi đứt dây chằng cổ chân đều có thể hồi phục tốt và nhanh chóng nếu được can thiệp đúng đắn, kịp thời. Giúp người bệnh lấy lại khả năng vận động sớm. Sử dụng nạng lúc này được khuyến cáo nên áp dụng cho tất cả các trường hợp đứt dây chằng cổ chân cho đến khi có thể đi lại bình thường.
Tùy theo cấp độ đứt dây chằng mà khả năng phục hồi cũng như điều trị sẽ có những cách khác nhau:
Đứt dây chằng cổ chân ở mức độ nhẹ nên sử dụng biện pháp PRICE gồm 4 bước sơ cứu Rest (nghỉ ngơi), Ice (chườm đá), Compression (băng ép) và Elevation (kê cao vị trí chấn thương). Sau đó khi triệu chứng đã thuyên giảm nên tập đi và vận động ngay khi có thể chịu đựng được (thường trong vòng vài ngày).
Đứt dây chằng nhẹ: Kết hợp biện pháp RICE, tiến hành cố định của mắt cá ở vị trí trung tính với nẹp hay miếng đệm có sẵn. Vận động và tiến hành các bài vật lý trị liệu.
Đứt dây chằng nặng: Nên tiến hành liệu trình điều trị theo ý kiến của bác sĩ, phẫu thuật nếu có để hồi phục chấn thương và áp dụng các bài vật lý trị liệu.
Kết hợp RICE cùng các bài vật lý trị liệu để hỗ trợ điều trị đứt dây chằng cổ chân
Sữa và các thực phẩm làm từ sữa rất tốt cho sức khỏe bệnh nhân mổ đứt dây chằng cổ chân. Người bệnh cần bổ sung nhiều sữa mỗi ngày để bổ sung các dưỡng chất và khoáng chất sau phẫu thuật. Uống khoảng 400 – 600ml/ngày là tốt nhất lúc này. Lượng canxi dồi dào trong sữa là nguồn cung cấp an toàn và phù hợp giúp bệnh nhân nhanh hồi phục và hạn chế mắc bệnh xương khớp.
Các loại thực phẩm giàu vitamin như rau xanh hay trái cây tươi rất cần thiết đối với bệnh nhân bị đứt dây chằng. Mỗi ngày, sau phẫu thuật bệnh nhân nên ăn khoảng 400 – 500g hoa quả chín và rau xanh. Sẽ giúp cung cấp cho cơ thể của bạn bổ sung đủ các vitamin nhóm B, caroten (tiền chất của vitamin A), C, E, và các khoáng chất cần thiết. Ngoài ra, bổ sung nhiều rau xanh còn giúp cơ thể thải độc tố tăng khả năng phục hồi.
Các thực phẩm giàu đạm như: Trứng, hải sản, thịt, cá, các loại đậu… sẽ giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sau phẫu thuật. Hỗ trợ điều hòa sự cân bằng chất lỏng, tái tạo tế bào mới, tăng cường khả năng trao đổi chất và cân bằng nồng độ axit-kiềm.
Bổ sung dinh dưỡng cần thiết để bệnh nhân đứt dây chằng cổ chân nhanh hồi phục
Những thực phẩm chứa axit béo omega-3 đầy đủ sẽ giúp vùng cơ xương tái tạo collagen sau ca mổ hạn chế tình trạng viêm. Nên bổ sung trong bữa ăn mỗi ngày như: Cá hồi, cá thu, cá trích… Ngoài ra, axit béo omega-3 còn giảm nguy cơ bệnh tim, ngăn ngừa trầm cảm hiệu quả. Những thực phẩm giàu collagen cũng nên bổ sung vào bữa ăn gồm bắp và gân bò…
Chất chống oxy hóa là các phân tử có khả năng chống lại các gốc tự do. Nó hỗ trợ nuôi dưỡng, ngăn ngừa tổn thương tại vùng dây chằng. Bổ sung thực phẩm chứa chất này sẽ giúp người bệnh sau phẩu thuật bảo vệ và nâng cao sức khỏe của dây chằng, tăng tính ổn định và sự liên kết của mô khớp xương, hạn chế thoái hóa sớm. Các thực phẩm bổ sung chất chống oxy hóa tốt nhất như quýt, cam, lúa mì, ngũ cốc… sẽ đẩy nhanh quá trình chữa lành tổn thương cơ xương sau phẫu thuật.
Trên đây là những ý kiến về vấn đề đứt dây chằng cổ chân có đi được không của nhà thuốc Long Châu muốn gửi đến các bạn. Để có được lời khuyên chính xác khi chẳng may gặp phải vấn đề này, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa sau các xét nghiệm để giúp sức khỏe nhanh phục hồi nhé!
Minh QA
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.