Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều người thắc mắc uống trà đường có hạ huyết áp không? Cao huyết áp có được uống trà đường? Trên thực tế đường không tốt cho người cao huyết áp. Đường có thể khiến đường huyết tăng lên, đồng thời làm tăng chứ không làm hạ huyết áp như nhiều người vẫn tưởng. Chính vì thế người cao huyết áp tuyệt đối không nên uống trà đường.
Để biết uống trà đường có hạ huyết áp không bạn cần hiểu rõ sự ảnh hưởng của đường đến huyết áp.
Các bằng chứng khoa học nghiên cứu đã chỉ ra rằng đường đóng vai trò chính trong sự tăng huyết áp. Khi lượng đường được nạp vào cơ thể nhiều sẽ làm tăng huyết áp tâm thu (6,9 mmHg) và huyết áp tâm trương (5,6 mmHg).
Khi nói đến đường, cần hiểu một cách khái lược nhất sẽ có 2 loại đường là glucose và fructose. Cơ thể con người có khả năng sản xuất ra glucose, là một phân tử quan trọng cho quá trình hoạt động của cơ thể. Cơ thể không tự sản xuất được đường fructose. Khi mọi tế bào trong cơ thể đều có thể sử dụng glucose thì chỉ có gan là cơ quan duy nhất có khả năng chuyển hóa một lượng fructose nhất định. Việc ăn quá nhiều thực phẩm có chứa fructose có thể làm tăng nhịp tim, tăng nồng độ muối trong thận…tạo ra sự tương tác làm tăng huyết áp và tăng nhu cầu về oxy cơ tim.
Theo tiến sĩ James DiNicolantonio người Mỹ, việc giảm tiêu thụ đường bằng cách hạn chế các thực phẩm chế biến có đường là cần thiết. Nhiều bằng chứng cho thấy dù dùng một lượng đường vừa phải nhưng nếu sử dụng trong khoảng thời gian liên tục cũng có thể gây ra những tác động xấu với cơ thể.
Rất nhiều người chưa hiểu rõ về công dụng của trà đường thường lầm tưởng uống trà đường hạ huyết áp. Nhưng thật ra trà đường lại khiến tăng huyết áp rất nhanh. Nếu bệnh nhân đang tăng huyết áp mà được cho uống trà đường thì sẽ càng làm huyết áp bị đẩy nên cao hơn. Đây là sai lầm rất nguy hiểm, huyết áp tăng cao có thể dẫn đến những biến chứng cực kỳ nguy hiểm như: suy tim, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim,…
Trà đường chỉ nên sử dụng trong các trường hợp bị hạ huyết áp do hạ đường huyết nhằm mục đích tăng đường trong cơ thể. Với những bệnh nhân cao huyết áp không nên dùng trà đường, hãy để bệnh nhân nằm nghỉ ngơi khoảng 15 - 20 phút. Dùng máy đo huyết áp để biết huyết áp hiện tại của bệnh nhân, có thể uống một viên thuốc hạ đường huyết do bác sĩ kê toa (nếu có). Trường hợp sau đó nếu huyết áp vẫn chưa có dấu hiệu giảm, nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện để tránh tình trạng nguy hiểm.
Chắc hẳn khi đọc hết bài viết này bạn đã có câu trả lời uống trà đường có hạ huyết áp không và biết cách dùng trà đường để sơ cứu cho trường hợp phù hợp. Trà đường chỉ nên sử dụng như một phương pháp sơ cứu khi bị hạ đường huyết cần tăng lượng đường trong máu nhanh chóng. Trong trường hợp bị cao huyết áp tuyệt đối không nên sử dụng trà đường để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Phan Ngọc Ánh
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.