Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều người thắc mắc rằng khi bị nhiệt miệng kiêng ăn gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin hữu ích dưới đây.
Nhiệt miệng là tình trạng mà bất cứ ai cũng đã từng gặp phải. Tình trạng này tuy không quá nguy hiểm nhưng gây ra những ảnh hưởng tới sinh hoạt của chúng ta. Thế thì bị nhiệt miệng kiêng ăn gì? Và nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này qua nội dung bài chia sẻ dưới đây.
Theo các chuyên gia y tế cho biết thì hiện nay vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng nhiệt miệng. Nhưng từ kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu khoa học cho thấy, nhiệt miệng có thể do nhiều yếu tố cấu thành như:
Vấn đề nhiệt miệng tuy không ảnh hưởng lớn sức khỏe nhưng ít nhiều vẫn gây ra những khó chịu trong việc sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là việc ăn uống. Vậy khi bị nhiệt miệng có nên kiêng gì không để bệnh nhanh khỏi? Cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo của bài viết này nhé!
Khi gặp tình trạng nhiệt miệng các bạn cần chú ý ăn uống và nên kiêng một số thức ăn sau:
Những thực phẩm như ớt, tỏi, gừng, tiêu,... có tính nóng. Khi bị nhiệt miệng, nếu bạn ăn những thực phẩm này thì có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Do đó, tốt nhất bạn nên hạn chế các món ăn cay nóng khi bị nhiệt miệng.
Bị nhiệt miệng nên kiêng gì? Nhóm thực phẩm các bạn cần tránh xa tiếp theo khi bị nhiệt ở miệng là các thức ăn giàu axit như cam, bưởi, chanh,... Những đồ ăn này sẽ làm cho tình trạng nhiệt miệng càng dễ bị lở loét và lan rộng ra. Vì thế, đối với những ai đang bị nhiệt thì nên hạn chế nhóm thực phẩm này.
Những món ăn chiên rán thường nhiều dầu mỡ, có tính háo nước sẽ dễ gây khô miệng. Điều này sẽ làm cho tình trạng nhiệt miệng trở nên nặng hơn. Vì thế, khi bị nhiệt miệng các bạn cần kiêng đồ ăn dầu mỡ, chiên rán.
Bạn thắc mắc bị nhiệt miệng kiêng ăn uống gì thì kế đến chính là các loại đồ uống rượu bia, cà phê và nước ngọt. Những thức uống như bia, rượu, cà phê, đồ uống có gas,… sẽ khiến cho vết loét trở nên to và lâu lành hơn. Thế nên, khi bị nhiệt miệng các bạn cần tránh xa các loại đồ uống này nếu muốn nhiệt miệng mau hết.
Các thực phẩm bánh kẹo, nhiều đường không chỉ tăng nguy cơ sâu răng mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn khoang miệng phát triển. Bên cạnh đó, thực phẩm ngọt cũng làm cơ thể bị nóng khiến vết nhiệt lâu khỏi.
Theo các chuyên gia y tế thì một số thực phẩm các bạn nên tăng cường bổ sung khi bị nhiệt miệng.
Các bạn nên bổ sung các loại rau củ, trái cây để tăng cường vitamin và các yếu tố vi lượng cho cơ thể. Qua đó, giúp hạn chế tổn thương ở niêm mạc và thúc đẩy các vết loét nhiệt miệng nhanh chóng được làm lành.
Thực phẩm giàu chất sắt giúp tạo máu cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, đồng thời hỗ trợ quá trình làm lành vết thương do nhiệt miệng. Bạn có thể bổ sung các thực phẩm giàu sắt như trứng, thịt gà, súp lơ xanh,… vào bữa ăn hàng ngày của mình để cường chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể.
Một phần nguyên nhân gây ra nhiệt miệng là do nóng trong người. Vì thế, bạn nên bổ sung đủ nước để giúp làm mát cơ thể, giảm tình trạng nhiệt miệng tiến triển nặng hơn. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm các loại nước khác như nước trái cây, trà khổ qua, atiso,…
Trong sữa chua có các lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, bên cạnh đó thành phần lactobacillus acidophilus có tác dụng kìm hãm vi khuẩn gây hại cho khoang miệng, giúp làm giác viêm đau do nhiệt miệng. Khi nhiệt miệng bạn nên tăng cường ăn sữa chua để làm dịu cơn đau.
Bên cạnh việc nhiệt miệng kiêng ăn gì và nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi thì các bạn cũng cần chú ý vệ sinh khoang miệng. Thói quen này sẽ giúp bạn tiêu diệt vi khuẩn có hại và thúc đẩy vết thương lở ở khoang miệng nhanh lành hơn. Ngoài ta, bạn nên súc miệng bằng nước muối, thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Qua những chia sẻ trên đây về vấn đề nhiệt miệng kiêng ăn gì, nên ăn gì, mong rằng sẽ cung cấp thêm cho các bạn những thông tin hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân. Phòng ngừa và cải thiện tình trạng nhiệt miệng không khó, chỉ cần bạn áp dụng đúng phương pháp và kiên trì thực hiện.
Bảo Vân
Nguồn: Tổng Hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.