Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nứt gót chân là bệnh lý ảnh hưởng lớn đến việc đi lại cũng như trong sinh hoạt hàng ngày. Có nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh này, trong đó nguyên nhân chủ yếu ít ai ngờ đến nhất lại là do thiếu hụt dưỡng chất cần thiết trong cơ thể. Vậy, bị nứt gót chân là thiếu chất gì?
Nứt gót chân không chỉ khiến bạn phải chịu đựng những cơn đau khi đi lại mà còn có thể gây ra hoại tử chân nếu không được điều trị kịp thời. Do vậy, việc chú ý bổ sung vitamin tổng hợp là cần thiết để cải thiện tình trạng nứt gót chân, duy trì một cơ thể khỏe mạnh và một làn da săn chắc. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu xem nứt gót chân là thiếu chất gì và nên bổ sung vitamin gì nhé!
Nứt gót chân là hiện tượng xảy ra khi da của bàn chân liên tục dày lên, thô ráp, sần sùi... do lớp tế bào tầng dưới cùng của da bị phân hóa và bị đẩy lên trên để thay thế bằng lớp tế bào da mới nên lớp da chân bị dày lên. Lớp tế bào da cũ tích tụ ngày một nhiều hơn rồi bong vẩy và tạo ra những lớp tế bào chết gọi là tế bào sừng. Lớp tế bào sừng không bị bong tróc đi như bình thường mà còn kết dính với nhau và phát triển rộng dần tạo thành những vết nứt ở gót chân.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nứt gót chân phổ biến gây nên tình trạng nứt gót chân:
Ngoài những nguyên nhân thường trên, gót chân nứt nẻ cũng có thể là một dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin? Vậy bị nứt gót chân là thiếu chất gì? Nên bổ sung những loại vitamin nào để trị nứt gót chân và cải thiện sức khỏe làn da.
Trong một số trường hợp, gót chân bị nứt nẻ có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin. Cụ thể đó là các loại vitamin cần thiết cho sức khỏe của làn da là vitamin E, C, B3.
Có thể dẫn đến tình trạng khô da dẫn đến nứt gót chân. Phổ biến nhất là thiếu vitamin C với các biểu hiện qua các triệu chứng như chảy máu nướu răng, chảy máu quanh nang lông (đặc biệt là ở cẳng chân). Bạn cũng có thể gặp phải tình trạng rụng tóc, vết thương chậm lành, các đốm da phát sinh do mạch máu bị vỡ, mệt mỏi và thiếu máu do thiếu sắt.
Vitamin E là một chất chống oxy hóa có chức năng quan trọng trong việc bảo vệ các tế bào của bạn không bị hư tổn. Chất này cũng có thể ngăn ngừa hình thành cục máu đông trong động mạch và tăng cường chức năng miễn dịch. Nếu cơ thể không được cung cấp đủ vitamin E, bạn có thể bị yếu cơ, gặp các triệu chứng thần kinh như các vấn đề về mất cảm giác và thị lực, các vấn đề về da như da xỉn màu, khô, lão hóa sớm và nếp nhăn.
Thiếu vitamin B3 hay còn được gọi là niacin, cơ thể sẽ có các triệu chứng bao gồm tiêu chảy, sa sút trí tuệ hoặc mất trí nhớ và viêm da. Ngoài ra, thiếu vitamin B3 có thể gây đỏ da và khô rát tại những vùng thường xuyên ít tiếp xúc với ánh sáng bao gồm mặt, ngực, cổ, bàn tay và bàn chân.
Vậy, nứt gót chân là thiếu chất gì và vai trò của vitamin B3 là gì? Khi cơ thể thiếu vitamin B3 có thể gây ra bệnh pellagra với biểu hiện khô và nứt gót chân. Vitamin B3 thuộc nhóm vitamin hòa tan trong nước thuộc vitamin nhóm B, có chức năng giúp cơ thể sử dụng protein cũng như chất béo trong việc duy trì mái tóc, làn da và hệ thần kinh được khỏe mạnh. Bệnh Pellagra gây ra triệu chứng của khô da và bong tróc da trên tất cả các bộ phận của cơ thể bao gồm cả gót chân. Tình trạng viêm da do Pellagra thường xuất hiện trên bàn chân. Một số trường hợp đặc biệt có thể xuất hiện ở mặt, cổ, môi, bàn tay...
Để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ vitamin B3, nam giới trưởng thành cần cung cấp khoảng 16mg vitamin B3 trong một ngày và nữ giới trưởng thành cần cung cấp 14mg vitamin B3 trong một ngày. Bạn có thể bổ sung vitamin B3 bằng cách sử dụng các loại thực phẩm có hàm lượng vitamin B3 dồi dào bao gồm men bia, đậu phộng, cá hồi, củ cải đường... hoặc có thể bổ sung vitamin B3 theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Ngoài ra, nứt gót chân có thể do thiếu một số loại vitamin khác như vitamin A, vitamin E, vitamin C hoặc các vi chất như kẽm hoặc các acid béo không no nối đôi và nối đơn.
Rửa chân thường xuyên giúp gót chân bạn luôn sạch sẽ và hạn chế tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên đối với gót chân nứt nẻ, bạn không nên sử dụng xà phòng hay các loại nước tẩy rửa vì điều này sẽ khiến chân bạn khô và tình trạng nứt sẽ nặng hơn. Thay vào đó, hãy sử dụng nước lá chè xanh hoặc nước muối loãng để vệ sinh chân và phần gót chân.
Sau khi vệ sinh xong, bạn có thể sử dụng các loại kem dưỡng chân điều trị nứt gót chân để làm bong tróc da chết, làm mềm và dưỡng ẩm cho gót chân để tình trạng nứt da gót chân nhanh chóng hồi phục. Không nên tự ý dùng các loại thuốc kháng sinh hay thuốc mỡ khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Một số loại kem dưỡng da chân nên tham khảo như:
Cuối cùng là bạn phải bảo vệ đôi chân bằng cách mang giày, dép có đế mềm, êm ái, tránh đi những loại giày dép có đế quá cứng và hạn chế đi chân trần, tránh phần gót chân bị thương bám bẩn trong thời điểm đang bị nứt.
Ngâm chân trong nước ấm khoảng 15 phút cho chân bạn được nghỉ ngơi, thư giãn. Điều này không những giúp chân bạn khử được mùi hôi sau một ngày mang giầy dép mà còn giúp dưỡng ẩm, tẩy da chết ở chân...
Để giải đáp cho câu hỏi: "Bị nứt gót chân là thiếu chất gì?", bạn cần bổ sung thêm các thực phẩm chứa kẽm và omega 3 trong chế độ ăn hàng ngày.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.