Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nứt gót chân là gì? Nguyên nhân và biện pháp hạn chế

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nứt gót chân là một trong những tình trạng rất thường gặp ở chân, thông thường nứt gót chân sẽ có thể gây khó chịu cho bệnh nhân hoặc nếu nặng hơn có thể gây đau. Nứt gót chân là kết quả của các tình trạng khô da và dày da.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Nứt gót là gì? 

Nứt gót chân rất thường gặp, thường thì sẽ có những vết nứt nông hoặc có thể sâu và không đau; tuy nhiên một số trường hợp bệnh nhân có thể bị những tình trạng nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng tại các vết nứt.

Theo các khảo sát tại Mỹ năm 2012, có khoảng 20% người lớn trưởng thành tại Hoa Kỳ bị tình trạng nứt gót chân. Phụ nữ là đối tượng bị tình trạng nứt gót chân cao hơn 50% so với nam giới.

Những vết rãnh nứt gót chân sâu có thể khiến cho bệnh nhân cảm thấy đau hoặc có thể gây chảy máu và nhiễm trùng.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của nứt gót chân

  • Da bong tróc hoặc có thể bị ngứa;

  • Xuất hiện các vết nứt gây chảy máu;

  • Đau hoặc khó chịu tại các vết nứt nẻ;

  • Viêm, da đỏ, loét.

Tác động của nứt gót chân đối với sức khỏe 

  • Bệnh nhân cảm thấy khó chịu khi di chuyển;

  • Gây tình trạng thiếu tự tin khi giao tiếp;

  • Đau nhức hoặc chảy máu, đôi khi có thể nhiễm trùng tại vị trí nứt.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh nứt gót chân

Trong một số trường hợp nứt gót chân nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến tình trạng nứt gót biến chứng đặc biệt là với những đối tượng có đi kèm với bệnh lý. Các biến chứng nghiêm trọng bao gồm:

  • Mất hoặc giảm cảm giác ở gót chân;

  • Nhiễm trùng hoặc viêm mô tế bào;

  • Lở loét bàn gót chân do nguyên nhân bệnh tiểu đường.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến nứt gót chân

Biểu hiện ban đầu của nứt gót chân thường là nứt nẻ tại vị trí gót chân, da bắt đầu xuất hiện những vùng có tình trạng khô và dày sừng hay trong dân gian thường gọi là vết chai (chúng thường xuất hiện vị trí xung quanh gót).

Một số nguyên nhân nứt gót chân bao gồm:

  • Đứng trong nhiều giờ liền;

  • Đi chân trần;

  • Tắm hoặc ngâm chân lâu trong nước nóng;

  • Sử dụng các loại xà phòng có hoạt tính tẩy mạnh làm mất đi hết cả lớp dầu tự nhiên trên da làm da gót chân khô hơn;

  • Mang giày không vừa với chân hoặc các loại giày cứng không hỗ trợ được cho gót chân.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải nứt gót chân?

Những đối tượng có các bệnh lý sau có nguy cơ cao mắc phải nứt gót chân:

  • Bệnh tiểu đường;

  • Suy giáp;

  • Viêm da dị ứng;

  • Bệnh vẩy nến;

  • Bệnh da liễu;

  • Béo phì;

  • Thai kỳ;

  • Lão hóa;

  • Dày sừng lòng bàn chân;

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải nứt gót chân

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nứt gót chân, bao gồm:

  • Da chân khô do thời tiết hoặc khí hậu;

  • Không sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm khiến cho da chân bị khô dẫn đến tình trạng nứt nẻ;

  • Tiểu đường khiến lượng đường trong máu tăng cao và tuần hoàn máu kém dẫn đến tình trạng da khô, thiếu chất dinh dưỡng.

  • Tiểu đường có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh làm cho chân không cảm giác được tình trạng khô, nứt hoặc đau.

  • Thiếu vitamin;

  • Nhiễm trùng, nhiễm nấm;

  • Bệnh lý: Suy giáp, viêm da dị ứng, bệnh vẩy nến, bệnh da liễu, béo phì, thai kỳ, lão hóa, dày sừng lòng bàn chân…

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán nứt gót chân

Thực thể:

  • Vị trí da tại vùng gót chân bị khô, dày sừng.

  • Tình trạng xuất hiện các rãnh nứt nông đến sâu.

  • Có thể kèm theo đau, chảy máu hoặc viêm nhiễm khuẩn.

Phương pháp điều trị nứt gót chân hiệu quả

  • Nếu tình trạng của bạn nhẹ, hãy bắt đầu bằng cách dưỡng ẩm gót chân 2 – 3 lần mỗi ngày để giúp giảm các triệu chứng. Bạn có thể sử dụng đá bọt trước khi dưỡng ẩm để loại bỏ lớp da cứng chết có thể ngăn kem dưỡng ẩm thấm sâu vào da một cách hiệu quả. 

  • Xử lý cơ học các vết chai/ vết nứt dày bằng cách sử dụng một lưỡi dao mổ để giảm lượng da tích tụ.

  • Dầu dưỡng da chân giúp nuôi dưỡng và cung cấp độ ẩm cho da. 

  • Giày dép thích hợp có đệm lót gót chân.

  • Quấn chân và mắt cá chân/ băng quanh gót chân để giảm chuyển động của da.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của nứt gót chân

Chế độ sinh hoạt:

  • Tránh phải đứng một tư thế hoặc ngồi khoanh chân quá lâu.

  • Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm vào ban đêm để bổ sung độ ẩm cho da chân.

  • Hàng ngày nên kiểm tra bàn chân, đặc biệt nếu như bệnh nhân bị tiểu đường hoặc một vài các bệnh lý khác làm khô da.

  • Nếu mang giày nên thêm đệm lót giày để hỗ trợ chức năng cho gót chân.

  • Sử dụng các miếng lót chân bằng silicon để giữ ẩm và làm lớp đệm cho gót chân.

  • Khi tắm nên kết hợp chà đá bọt tại gót chân để tránh tình trạng da dày lên.

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Uống nhiều nước để giữ độ ẩm cho da;

  • Bổ sung vitamin;

  • Điều trị các bệnh lý đặc biệt là tiểu đường (hạn chế ăn ngọt, tinh bột).

Phương pháp phòng ngừa nứt gót chân hiệu quả

 Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Đảm bảo bôi kem dưỡng ẩm hàng ngày cho bàn chân để ngăn chúng bị khô.

  • Uống nhiều nước và bổ sung đầy đủ vitamin.

Nguồn tham khảo
  1. https://www.thefeetpeople.com.au/symptoms-we-treat/cracked-heels/

  2. https://www.healthline.com/health/cracked-heel-heal#remedies

  3. https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/what-to-know-cracked-heels

  4. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dry-skin/expert-answers/cracked-heels-treatment/faq-20455140

  5. https://www.medicalnewstoday.com/articles/316572#causes

Các bệnh liên quan

  1. Tàn nhang

  2. Ung thư tế bào hắc tố

  3. Bỏng da

  4. Sẹo lồi

  5. Vàng da tán huyết

  6. Bệnh ấu trùng da di chuyển

  7. Khe nứt và lỗ rò hậu môn, trực tràng

  8. Lão hóa da

  9. Chân tay lạnh

  10. Rôm sảy