Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rối loạn tiêu hóa là do sự co bóp bất thường của các cơ vòng của cơ quan tiêu hóa. Tình trạng này nếu diễn ra lâu ngày và không được điều trị dứt điểm có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm hơn như viêm đại tràng, ung thư ruột kết,… Vậy những bất tiện này sẽ kéo dài bao lâu? Cách phòng ngừa hiệu quả nhất là gì? Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây của nhà thuốc Long Châu.
Triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở người lớn và trẻ em là rối loạn đường ruột, đau bụng, khó tiêu, do mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột dẫn đến rối loạn tiêu hóa đường ruột.
Đây là dấu hiệu đầu tiên, bạn có thể bị đau bụng chỉ ở một vùng, hoặc đau dọc theo khung hình chữ U ngược, thậm chí đau toàn bộ vùng bụng. Mức độ đau cũng có thể biểu hiện khác nhau. Cơn đau có thể âm ỉ, nhưng cũng có khi đau quặn bụng, đau dữ dội, liên tục. Một số trường hợp có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, kèm theo đau bụng lan ra sau lưng hoặc đau kéo dài đến ngang xương ức.
Trong một số trường hợp, bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa có thể bị buồn nôn, hoặc nôn mửa.
Rối loạn tiêu hóa khiến bụng đầy, chướng như vừa ăn xong. Mặc dù dạ dày hoàn toàn trống rỗng nhưng do quá trình tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng nên không thể tiêu hóa được một số loại thức ăn. Cơ thể tiết ra các enzym và hơi không được đào thải ra ngoài khi đánh rắm, dẫn đến căng tức bụng.
Khi đau bụng, bạn sẽ cảm thấy muốn đi tiêu. Đặc biệt, người bệnh sẽ đi ngoài ra phân lỏng, tiêu chảy, phân nát, có chất nhầy hoặc nước. Sau khi đi tiêu, người ta luôn có cảm giác chưa hết đi tiêu và vẫn muốn rặn lần nữa. Về đường tiêu hóa, có trường hợp đi ngoài phân lỏng, cũng có trường hợp người bệnh bị táo hoặc hỗn hợp lỏng và táo.
Thông thường những người có vấn đề về tiêu hóa có thể kéo dài từ 3 ngày đến 1 tuần hoặc lâu hơn. Khi bị rối loạn tiêu hóa, hầu hết người bệnh thường có tâm lý chủ quan tự ý mua thuốc điều trị hoặc đi khám và nhận đơn thuốc của bác sĩ và uống vài ngày bệnh sẽ thuyên giảm. Nhưng sự thật là rối loạn tiêu hóa rất dễ tái phát. Đơn giản như khi người khác ăn cùng một loại thức ăn mà không có vấn đề gì, nhưng bạn có thể bị đau bụng và đi tiêu sau 12 giờ. Điều này thường xuyên xảy ra khiến hệ tiêu hóa bị suy yếu.
Vi khuẩn có lợi giảm dần mà không được bù đắp, hệ vi khuẩn có lợi của đường ruột bị thiếu hụt trầm trọng. Men tiêu hóa thức ăn không được tiết ra đủ khiến người bệnh thường xuyên bị: Đầy bụng, chướng hơi, khó tiêu, đau bụng, đi phân sống, táo bón, phân lỏng, nát,... diễn biến rất phức tạp. Bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị dứt điểm và nhanh chóng.
Bởi vậy, với câu hỏi "Rối loạn tiêu hóa nói chung kéo dài bao lâu?" thì chúng ta có thể khẳng định rằng rối loạn tiêu hóa vừa có thể chỉ diễn ra trong vài ngày nhưng cũng có thể kéo dài và trở thành những bệnh lý phức tạp khác.
Khi chúng ta ăn phải những thực phẩm quá hạn sử dụng, độc hại khiến đau bụng, tiêu chảy, táo bón lâu ngày, chúng ta thường có thói quen chỉ sử dụng các loại thuốc để điều trị các triệu chứng như: Thuốc chống tiêu chảy, thuốc nhuận tràng, hoặc nếu có nghi ngờ nhiễm trùng thì dùng thuốc kháng sinh.
Tai hại là chúng ta lại không biết chính sự chủ quan và lạm dụng thuốc điều trị các triệu chứng, đặc biệt là thuốc kháng sinh sẽ tiêu diệt hết các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, khiến hệ tiêu hóa ngày càng yếu và khó phục hồi. Khi ăn thức ăn lạ, tanh hay sống, bạn sẽ gặp ngay các vấn đề về tiêu hóa.
Rối loạn tiêu hóa như: Đau bụng, đại tiện ra máu, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, phân lỏng, phân nát… nhiều người nghĩ mình mắc bệnh nhưng ngại đi khám, nội soi nên quyết định tự mua thuốc điều trị.
Đây là một sai lầm lớn, tình trạng bệnh không những không được cải thiện mà còn có nguy cơ ngày càng nặng thêm, bởi nếu chỉ bị rối loạn tiêu hóa thì việc điều trị rất đơn giản nhưng dùng thuốc chữa viêm đại tràng sẽ khiến đường ruột ngày càng yếu, giảm chức năng tiêu hóa.
Một yếu tố quan trọng đối với đường ruột thường bị bỏ qua, đó là việc bổ sung lợi khuẩn sau mỗi đợt rối loạn tiêu hóa. Vì vi khuẩn có lợi có nhiệm vụ: Tiết ra men tiêu hóa thức ăn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột (cân bằng tỷ lệ vàng 85% vi khuẩn có lợi - 15% vi khuẩn có hại), ức chế vi khuẩn có hại, bảo vệ niêm mạc ruột, ngăn chặn độc tố thức ăn xâm nhập vào cơ thể.
Mỗi khi bị rối loạn tiêu hóa, lợi khuẩn bị suy giảm nghiêm trọng nhưng lại không uống bổ sung để bù đắp khiến hệ tiêu hóa ngày càng suy yếu nên chỉ cần ăn uống thoải mái một chút là sẽ bị đau bụng, đại tiện ra máu hoặc táo bón. Thiếu lợi khuẩn làm hệ tiêu hóa bị quá tải, không đủ men tiêu hóa thức ăn khiến chúng ta ăn uống không ngon miệng, ăn vào hay bị ngấy, đầy bụng, khó tiêu. Đây là căn nguyên dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài.
Để phòng tránh các rối loạn tiêu hóa một cách hiệu quả, bạn nên tham khảo một số mẹo nhỏ sau đây:
Rối loạn tiêu hóa mặc dù là căn bệnh thường gặp nhưng không vì vậy mà chúng ta được chủ quan, coi thường. Nếu để tình trạng này kéo dài, không kiểm soát thì sẽ gây nhiều hệ lụy không đáng có cho sức khỏe, tâm lý, thậm chí sẽ dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm khôn lường cho người bệnh.
Hy vọng bài viết vừa rồi đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Đừng ngại ngần liên hệ ngay với bác sĩ nếu cơ thể của bạn có bất cứ vấn đề gì bất ổn!
Nga Linh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp