Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hệ thống tiêu hóa là 1 bộ phận quan trọng hàng đầu của cơ thể và cũng dễ bị tổn thương do nhiều vi khuẩn xấu tồn tại trong đường ruột. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng của bệnh rối loạn tiêu hóa, căn bệnh phổ biến nhất với hơn 50% người từng bị mắc bệnh.
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiêu hóa và cũng tương ứng với nhiều triệu chứng khác nhau. Trong cơ thể có khoảng 80% là lợi khuẩn và hơn 15% là hại khuẩn và tỉ lệ này sẽ bị mất đi nếu chúng ta bị rối loạn tiêu hóa. Việc điều trị rối loạn tiêu hóa sẽ đơn giản hơn nhiều nếu chúng ta tìm đúng nguyên nhân và chữa trị kịp thời.
Rối loạn tiêu hóa là hiện tượng các bộ phận trong hệ thống tiêu hóa bị rối loạn và ảnh hưởng đến những hoạt động bình thường như tiêu hóa thức ăn và bài tiết của cơ thể. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây bệnh rối loạn tiêu hóa ở từng nhóm đối tượng:
Hệ tiêu hóa còn yếu: đây là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị bệnh, và rối loạn tiêu hóa là 1 trong những căn bệnh thường gặp nhất. Do trẻ còn nhỏ nên sức đề kháng yếu nên dễ bị các vi khuẩn xấu trong đường ruột tấn công như Campylobacter, E Coli O157:H7 hay C.Diff…
Ăn uống sai cách: nếu trẻ không được ăn uống hợp lý như ăn những thức ăn không tốt cho dạ dày, hoặc sử dụng thực phẩm không đạt an toàn có thể khiến trẻ bị viêm đường ruột, đặc biệt là thức ăn sống hoặc chưa được nấu chín đúng cách. Việc ăn uống không được vệ sinh cũng khiến trẻ dễ bị ngộ độc thực phẩm, từ đó dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh: trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu nên thường bị những bệnh vặt như ốm, sốt, cảm và phải sử dụng thuốc. Nếu thường xuyên sử dụng kháng sinh có hệ khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị rối loạn, gây ra tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, từ đó gây nên bệnh rối loạn tiêu hóa.
Sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá sẽ tàn phá những cơ quan trong cơ thể, từ tim, phổi đến dạ dày, đường ruột đều bị ảnh hưởng. Đặc biệt tỷ lệ đàn ông bị rối loạn tiêu hóa rất cao vì thói quen sử dụng nhiều chất kích thích.
Ăn nhiều thức ăn nhanh, những thực phẩm kích thích dạ dày như thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá cay, quá chua hoặc quá mặn…
Hệ quả do mắc nhiều bệnh lý: rối loạn tiêu hóa cũng có thể xảy ra do thân chủ mắc những bệnh như hội chứng ruột kích thích, nhiễm khuẩn đường ruột, tiểu đường, đau dạ dày, tá tràng…
Rối loạn tiêu hóa là bệnh thường gặp nhất và không phân biệt lứa tuổi người bệnh, ai cũng có nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy chúng ta cần nhận biết những nguyên nhân gây bệnh để phòng tránh cho gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh.
Đau bụng do rối loạn tiêu hóa khác với đau dạ dày ở vị trí đau. Nếu như dạ dày bệnh nhân sẽ thấy đau âm ỉ ở vùng hố chậu thì đau bụng do rối loạn tiêu hóa sẽ không có điểm khu trú rõ ràng, ta sẽ thấy đau râm ran kèm theo những triệu chứng như buồn nôn, chướng bụng.
Ợ chua, đầy hơi, ăn không tiêu: vì hệ tiêu hóa bị tổn thương do bị tấn công bởi những vi khuẩn xấu, từ đó ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn, khiến ta lúc nào cũng có cảm giác bụng no căng, mỗi khi ăn no sẽ thường xuyên ợ chua hoặc bị trào ngược axit dẫn đến buồn nôn, khó chịu trong người.
Với trẻ em khi bị rối loạn tiêu hóa sẽ bị hôi miệng, ợ đắng và thay đổi thói quen đại tiện như táo bón, tiêu chảy hoặc cả hai luân phiên nhau xảy ra.
Tình trạng này sẽ kéo dài liên tục từ 2-8 ngày, ban đầu là với những triệu chứng nhẹ khó nhận biết, sau đó là tình trạng chuyển biến nặng khi bệnh nhân đi phân đen, phân có máu, tiêu chảy không cầm được.
Với những bệnh nhân bị rối loạn nhẹ thì sau khi áp dụng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý thì bệnh sẽ thuyên giảm trong vòng 1 tuần, tuy nhiên với những tình trạng nặng cần sử dụng thuốc và điều trị theo sự chỉ định của bác sĩ.
Phụ huynh khi thấy trẻ em có các biểu hiện rối loạn tiêu hóa trên, cần đưa đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Vì vậy ngay khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên trong việc rối loạn ăn uống, ăn không ngon ngủ không yên thì bạn cần đến bác sĩ để được khám và chữa bệnh. Nếu như trong quá trình điều trị xuất hiện những triệu chứng sau thì chứng tỏ bệnh tình đã chuyển biến nặng:
Trúc
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.