Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Có một số người đã từng mắc thủy đậu vẫn lo lắng có thể bị lại vào mùa dịch. Vậy bị thủy đậu rồi có bị lây nữa không? Bạn đọc tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Theo thông tin từ ThS - bác sĩ Nguyễn Minh Ngọc, làm việc tại viện Pasteur của thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, y học thế giới chưa từng có ca bệnh nhân bị thủy đậu hai lần. Trên thực tế, nếu có thì virus này khả năng sẽ bộc phát dưới dạng bệnh zona.
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus varicella-zoster gây nên. Bệnh xuất hiện nhiều nhất vào mùa Đông và mùa Xuân.
Bệnh thường gặp ở trẻ em, tuy nhiên cũng có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, thủy đậu thường nặng hơn khi xảy ra ở người lớn và trẻ nhỏ.
Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh thủy đậu. Tuy nhiên, thông thường thủy đậu sẽ có tình trạng nặng hơn ở trẻ em.
Thủy đậu có khả năng lây lan qua đường hô hấp khi bệnh nhân thủy đậu ho hoặc hắt hơn, vô tình làm văng nước bọt ra bên trong không khí. Ngoài ra, người bình thường tiếp xúc với dịch tiết chảy ra từ mụn thủy đậu trên da có thể cũng bị lây nhiễm. Bệnh cũng có thể lây nhiễm gián tiếp bằng tiếp xúc cùng quần áo và vật dụng khác có chứa dịch tiết từ mụn rộp.
Ngay từ khoảng 5-7 ngày trước và sau khởi phát bệnh, người bệnh đã có thể lây bệnh cho người khác. Bệnh chỉ ngưng lây lan khi các mụn nước đã khô và đã đóng mày. Vì vậy, thủy đậu cực dễ lây nhiễm giữa những người thân trong cùng gia đình, hay chỗ tập trung đông người như trường học hoặc công sở…
Tầm 5-7 ngày trước và sau khi phát ban, bệnh nhân đã có thể truyền bệnh cho người khác rồi. Bệnh chỉ khỏi hẳn khi tất cả mụn nước đã đóng vảy. Vậy bị thủy đậu rồi có bị lây nữa không? Thủy đậu lây lan cực dễ dàng giữa những thành viên trong một gia đình, hoặc trường học, công sở.
Những người đã từng bị thủy đậu rồi sẽ được miễn dịch suốt đời và không bị lại nữa. Nhưng trong nhiều trường hợp về sau, virus thủy đậu trong người có thể bộc phát thành zona.
Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện tiêm phòng thủy đậu cho hầu hết trẻ nhỏ, trong đó có Việt Nam. Tùy vào khuyến cáo của mỗi quốc gia và nhà sản xuất giá vắc xin thủy đậu, tiêm chủng ngừa thủy đậu có thể có 1-2 liều. Mũi thứ nhất là lúc trẻ 1 tuổi và mũi thứ 2 là lúc trẻ 4 tuổi. Ngược lại, người lớn có thể tiêm phòng thủy đậu ở bất cứ thời điểm nào.
Bên cạnh thủy đậu, thì chúng ta cũng chỉ mắc 2 căn bệnh dưới đây 1 lần trong đời:
Bệnh Sởi: Trong lịch sử nhân loại thì sởi là căn bệnh ngoài da xuất hiện từ lâu đời nhất. Tên tiếng anh của bệnh sởi là Measles.
Bệnh quai bị: sau khi đã mắc quai bị, cơ thể sẽ được miễn dịch hoàn toàn.
Hi vọng qua bài viết trên bạn đã biết bị thủy đậu rồi có bị lây nữa không? Chúc bạn có thêm nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe bổ ích và biết nên làm thế nào để đảm bảo một cơ thểkhỏe mạnh.
Thanh Hiền
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.