Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trĩ không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng gây bất tiện và ảnh hưởng không ít đến cuộc sống của bệnh nhân. Mổ trĩ là một trong những biện pháp được áp dụng để điều trị bệnh trĩ mức độ nặng. Vậy đâu là biến chứng sau mổ trĩ thường gặp cần biết để phòng.
Mổ trĩ thường được thực hiện với bệnh nhân mắc trĩ độ 3 hoặc độ 4. Đây là một phẫu thuật lành tính tuy nhiên vẫn không tránh khỏi biến chứng. Nếu có ý định mổ trĩ, nhất định bạn nên tìm hiểu trước những biến chứng sau mổ trĩ thường gặp nhất để phòng tránh hiệu quả.
Bệnh trĩ (dân gian gọi là bệnh lòi dom) là tình trạng các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng bị giãn và phồng lên quá mức. Trĩ có thể là nguyên nhân của tình trạng chảy máu trực tràng. Tuy không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng trĩ gây bất tiện, mang đến cảm giác khó chịu và đau đớn cho người bệnh.
Mổ trĩ là cuộc phẫu thuật để cắt bỏ búi trĩ, giảm cảm giác đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Có nhiều biện pháp điều trị bệnh trĩ khác nhau. Nhưng mổ cắt trĩ là biện pháp điều trị trĩ triệt để, nhanh chóng nhất. Vậy khi nào cần phẫu thuật cắt trĩ? Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân chỉ nên cắt trĩ khi bị trĩ cấp độ 3 và trĩ cấp độ 4 và các biện pháp điều trị trĩ khác không mang lại hiệu quả. Mổ cắt trĩ cũng được tiến hành khi bệnh trĩ có nguy cơ làm tắc mạch.
Tuy là phẫu thuật lành tính, nhưng không thể tránh khỏi biến chứng. Vậy biến chứng sau mổ trĩ thường gặp nhất là gì?
Xuất huyết tại vị trí phẫu thuật sau mổ trĩ là biến chứng khá thường gặp. Nguyên nhân dẫn đến biến chứng này có thể là do sót trĩ nên máu chảy ra ở các khe hở của phần trĩ bị sót lại. Sau phẫu thuật, nếu bị táo bón cũng dẫn đến chảy máu do niêm mạc hậu môn chưa phục hồi.
Hẹp hậu môn là hậu quả của việc các cơ khống chế của hậu môn bị tê liệt sau cuộc phẫu thuật cắt trĩ. Tuy nhiên, biến chứng này có thể được cải thiện dần dần theo thời gian và được gọi là chứng hẹp hậu môn tạm thời. Nhưng cũng có những trường hợp bệnh nhân bị hẹp hậu môn vĩnh viễn. Nguyên nhân do cơ địa bệnh nhân hoặc do xuất hiện sẹo ở hậu môn sau phẫu thuật.
Nhiễm trùng là một biến chứng sau mổ trĩ cần được lưu tâm. Vì vết mổ ở vùng hậu môn nên thường xuyên phải tiếp xúc với chất thải và rất dễ nhiễm trùng. Để phòng ngừa biến chứng này, người bệnh cần rửa sạch sẽ bằng nước rồi lau khô thay vì dùng giấy sau mỗi lần đi vệ sinh.
Những ngày đầu sau khi mổ trĩ, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng són phân. Nguyên nhân có thể do hậu môn bị nong mạnh và đột ngột hoặc do một phần cơ thắt bị đứt.
Triệu chứng của bí tiểu là tiểu rắt, cảm giác muốn đi tiểu liên tục nhưng đi tiểu lại khó khăn, cảm giác chưa hết. Nguyên nhân có thể do các dây thần kinh vùng chậu bị ức chế hoặc kích thích. Tác dụng của thuốc gây tê cũng có thể nguyên nhân của biến chứng này.
Nhiều bệnh nhân búi trĩ sa ra ngoài nhiều. Các bác sĩ phẫu thuật khó xác định cắt thế nào cho hết. Vì vậy ở vùng phẫu thuật có thể xuất hiện những mảnh da thừa nhỏ. Chúng không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên trong trường hợp búi trĩ không được lấy hết có thể để lại niêm mạc ngoài ống hậu môn gọi là biến chứng sa niêm mạc.
Tái phát bệnh trĩ cũng là biến chứng sau mổ trĩ khá thường gặp. Bệnh trĩ có thể tái phát sau khi mổ vài tháng hoặc vài năm. Thời gian tái phát phụ thuộc vào cơ địa, thói quen sinh hoạt, tính chất công việc... của người bệnh.
Ngoài những biến chứng trên, lộ niêm mạc, nứt hậu môn, rò hậu môn, polyp giả cũng có thể xuất hiện sau mổ trĩ mà bạn không nên chủ quan.
Không có cách nào để chúng ta phòng ngừa biến chứng 100%. Tuy nhiên, vẫn có cách để hạn chế gặp biến chứng sau mổ trĩ. Dưới đây là một số biện pháp bạn nên áp dụng theo tư vấn của bác sĩ:
Có nhiều biến chứng sau mổ trĩ có thể khiến quá trình phục hồi kéo dài hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Chúng ta không thể phòng ngừa biến chứng tuyệt đối nhưng vẫn có cách để giảm nguy cơ gặp biến chứng đúng không nào? Chúc bạn sớm phục hồi sau mổ và được “giải thoát” khỏi căn bệnh trĩ khó chịu!
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.