Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Liệu nằm nhiều có bị trĩ không? Người mắc bệnh trĩ nên nằm như thế nào?

Ngày 23/04/2024
Kích thước chữ

Bệnh trĩ luôn gây ra những cảm giác khó chịu khi đứng, đi lại hoặc thậm chí là nằm. Vậy, ngược lại, liệu việc nằm nhiều có bị trĩ không? Nếu mắc bệnh trĩ, người bệnh phải nằm như thế nào mới thoải mái?

“Liệu nằm nhiều có bị trĩ không?” là thắc mắc của rất nhiều người. Chủ động tìm hiểu thêm một số thông tin về bệnh trĩ sẽ giúp bạn đọc phòng tránh hoặc cải thiện các triệu chứng do bệnh gây ra một cách tốt hơn. Bài viết dưới đây sẽ gửi tới bạn đọc lời giải chi tiết cho câu hỏi nằm nhiều có bị trĩ hay không và một số thông tin bổ ích có liên quan khác, mời bạn đọc hãy chú ý theo dõi.

Liệu nằm nhiều có bị trĩ không?

Trả lời cho câu hỏi "Liệu nằm nhiều có bị trĩ không?", nhiều các bác sĩ, chuyên gia đã cho biết: Nằm nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ nhưng không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh. Lý do là bởi việc nằm quá nhiều sẽ khiến cho máu bị ứ đọng lại ở vùng hậu môn, trực tràng. Từ đó, tạo áp lực lên các tĩnh mạch và khiến cho tĩnh mạch bị giãn nở. Một khi các tĩnh mạch giãn nở quá mức, chúng sẽ tạo điều kiện hình thành các búi trĩ. Tuy nhiên, sẽ cần thêm một số yếu tố khác nữa như táo bón, ngồi lâu, tuổi tác,... để hình thành nên bệnh trĩ. Có thể hiểu một cách đơn giản, thói quen nằm nhiều kết hợp cùng với một số thói quen sinh hoạt không lành mạnh khác như ngồi lâu, ít vận động, chế độ ăn không hợp lý, ít chất xơ, không uống đủ nước,... sẽ khiến bạn mắc bệnh trĩ.

Đối với những người mắc bệnh trĩ, nằm sẽ có lợi hơn rất nhiều so với các tư thế khi ngồi và đứng. Do khi nằm, áp lực đè lên tĩnh mạch của vùng hậu môn và đại trực tràng được giảm gấp 3 lần so với lúc đứng hay ngồi. Tốc độ máu lưu thông sẽ giảm khi nằm, điều này đồng nghĩa với việc áp lực lên thành mạch máu cũng sẽ giảm đi. Chính vì thế, nếu người bị bệnh trĩ nằm đúng cách thì có thể giúp giảm cảm giác đau, khó chịu do búi trĩ gây ra.

Ngược lại, nằm quá lâu cũng không hề tốt cho tình trạng bệnh trĩ. Bởi khi nằm, các nhu động co bóp của dạ dày giảm đi, lâu dần sẽ gây ra tình trạng táo bón, đầy hơi chướng bụng, khó tiêu,... các triệu chứng khó chịu này sẽ làm người bệnh đi lại khó khăn hơn, búi trĩ bị chèn ép nhiều hơn gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu. 

Không chỉ có thế, trong quá trình nằm, nếu người bệnh không nằm đúng tư thế thì bệnh trĩ có thể sẽ tiến triển nặng hơn. Do lúc này máu đang lưu thông kém, nếu người bệnh đổi tư thế một cách đột ngột sang đứng hoặc ngồi sẽ làm cho máu phải tăng cường lưu thông một cách đột ngột. Tạo ra áp lực máu lên vùng tĩnh mạch, các búi trĩ bị ảnh hưởng có thể bị nứt, thậm chí là vỡ búi trĩ gây chảy máu.

Liệu nằm nhiều có bị trĩ không? Người mắc bệnh trĩ nên nằm như thế nào?1
Nằm nhiều, nằm sai tư thế đều gây ảnh hưởng xấu đến bệnh trĩ

Chính vì thế, dù là người có thể trạng bình thường hay mắc bệnh trĩ thì chúng ta cũng không nên nằm nhiều và nằm quá lâu. Nếu trong tình thế bắt buộc phải nằm lâu, hãy điều chỉnh tư thế thường xuyên một cách từ từ, giúp cho máu được lưu thông đồng thời cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa.

Người bị trĩ nên nằm ngủ như thế nào?

Người bị trĩ có tư thế nằm đúng cách sẽ giúp tình trạng trĩ được cải thiện, giảm cảm giác khó chịu và đau đớn do bệnh gây ra. Dưới đây là một số tư thế nằm phù hợp cho người bệnh trĩ:

  • Nằm nghiêng về phía 2 bên: So với tư thế nằm thẳng thì tư thế nằm nghiêng tạo rất ít áp lực lên vùng chậu. Đặc biệt hơn, bạn nằm nghiêng sang phía bên trái sẽ rất có lợi cho tim mạch, gan và cả hệ tiêu hóa. Tư thế này sẽ làm giảm áp lực lên các bộ phận này và kích thích gan thải độc, tăng cường lượng máu lưu thông đến tim, phòng ngừa bệnh tim mạch và cải thiện hệ tiêu hóa. Khi nằm nghiêng, người bệnh cũng có thể kê thêm một chiếc gối mỏng vào dưới mông giúp giảm trọng lượng của cơ thể lên tĩnh mạch vùng hậu môn. Từ đó, cải thiện tình trạng búi trĩ sưng đau.
  • Tư thế nằm sấp: Mặc dù không được khuyến khích nằm tư thế này khi đi ngủ nhưng đối với người bệnh trĩ, đây là một tư thế lý tưởng. Tư thế này sẽ giúp giảm bớt trọng lượng cơ thể đè lên vùng hậu môn, giảm nhiều các triệu chứng khó chịu do trĩ gây ra. Để nằm thoải mái hơn, người bệnh có thể kê thêm một chiếc chăn mỏng hoặc một chiếc gối mềm dưới bụng.
  • Hạn chế nằm ngửa quá lâu: Người bị trĩ nên hạn chế nằm ngửa. Tư thế nằm ngửa sẽ khiến tình trạng bệnh trĩ thêm nghiêm trọng hơn do các búi trĩ bị áp lực chèn ép. Vì thế, bạn nên chú ý không nằm ngửa liên tục khi ngủ nếu mắc bệnh trĩ.

Tư thế nằm ngủ rất quan trọng đối với những người bị mắc bệnh trĩ. Nằm ngủ sai tư thế không những sẽ không giúp bệnh thuyên giảm mà còn làm các triệu chứng bệnh trở nặng thêm. Ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Liệu nằm nhiều có bị trĩ không? Người mắc bệnh trĩ nên nằm như thế nào?2
Tư thế nằm sấp rất tốt cho những người mắc bệnh trĩ

Người bệnh trĩ cần lưu ý gì khi nằm ngủ?

Tư thế nằm ngủ tuy rất quan trọng nhưng bạn cũng sẽ cần lưu ý một số điều khác khi nằm ngủ, đảm bảo bạn có một giấc ngủ thoải mái và không khiến cho bệnh trĩ trầm trọng thêm. Cụ thể:

  • Nằm ngủ trên nệm mềm, không nằm ngủ ở nệm cứng vì có thể sẽ làm chèn ép búi trĩ, gia tăng thêm đau đớn, khó chịu nếu nằm ngửa.
  • Không mặc đồ quá chật, vải cứng để tránh khiến cho quần áo cọ xát vào hậu môn gây đau búi trĩ. Hãy mặc đồ ngủ rộng rãi, thoải mái, chất vải mềm mịn.
  • Người bệnh trĩ có thể bỏ quần lót khi ngủ giúp hậu môn được thoải mái hơn.
  • Hãy rửa hoặc ngâm hậu môn với nước ấm khoảng 10 - 15 phút trước khi ngủ để giảm đau, giảm sưng.
  • Trước khi đi ngủ tuyệt đối không ăn đồ cay nóng, đồ có chứa nhiều dầu mỡ.
  • Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá, đây đều là những loại thực phẩm không tốt cho bệnh trĩ và cả sức khỏe tổng thể.
  • Uống nhiều nước giúp cho hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả, không gây ra tình trạng táo bón.
  • Tập thể dục thường xuyên giúp máu lưu thông dễ dàng, giảm tải áp lực cho hậu môn, đại trực tràng.
  • Ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa chất xơ.
  • Luyện tập một số bài tập co cơ hậu môn.

Đối với những người mắc bệnh trĩ, quan trọng nhất là tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ và thay đổi lối sống, thói quen ăn uống và sinh hoạt. Nếu kiên trì thực hiện các nếp sống lành mạnh, khoa học, cẩn thận trong việc chăm sóc bản thân từ những điều nhỏ nhất như tư thế nằm,... thì chắc chắn, người bệnh trĩ có thể khỏi hoàn toàn mà không cần can thiệp phẫu thuật.

Liệu nằm nhiều có bị trĩ không? Người mắc bệnh trĩ nên nằm như thế nào?3
Thay đổi tư thế ngủ thường xuyên tránh gây áp lực lên thành mạch hậu môn

Như vậy, trên đây là toàn bộ lời giải đáp cho câu hỏi “Liệu nằm nhiều có bị trĩ không?”. Nằm nhiều hoàn toàn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ, chính vì vậy để phòng ngừa bệnh, chúng ta không nên nằm quá nhiều. Mong rằng những thông tin được đề cập trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc cải thiện cũng như phòng ngừa bệnh trĩ. 

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin