Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh dị ứng tiếp xúc xảy ra trong quá trình người bệnh tiếp xúc trực tiếp với các chất nhất định. Người bị mắc bệnh này sẽ có dấu hiệu mẩn đỏ, ngứa gây khó chịu, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và hiệu quả công việc.
Nguyên nhân dẫn tới bệnh dị ứng tiếp xúc có thể đến từ việc tiếp xúc với 1 trong những chất gây kích ứng hoặc chất gây dị ứng bao gồm:
-Chất tẩy rửa mạnh, xà phòng hay sản phẩm tẩy rửa da, tẩy rửa gia dụng.
- Dị ứng mỹ phẩm, nước hoa, các đồ dung trang điểm.
-Quần áo hoặc giày dép.
-Cao su, kim loại (chẳng hạn như niken), các đồ trang sức.
- Cỏ dại và cây trồng, như chất độc hoặc sồi độc.
-Thuốc rửa, thuốc kháng sinh hay thuốc khử trùng, formaldehyde và các hóa chất khác.
Bệnh dị ứng tiếp xúc do nghề nghiệp xảy ra khi 1 người tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc chất kích thích phải dùng trong công việc.Những người làm việc trong môi trường phải thường xuyên tiếp xúc với nước, ma sát hay các loại hóa chất độc hại, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa, dung môi công nghiệp, nhiên liệu, bụi (ví dụ xi măng, bụi, mùn cưa hay bụi giấy) cũng có thể dẫn đến bệnh dị ứng tiếp xúc.
Tùy theo mức độ phản ứng của cơ thể với chất gây dị ứng, các triệu chứng mà người bệnh có thể gặp bao gồm:
Triệu chứng tại chỗ:
Tại vùng da tiếp xúc sẽ xuất hiện dấu hiệu ngứa, viêm đỏ, bị rỉ nước phù nề, vùng da đó bỗng nóng hơn so với bình thường và đặc biệt là rất ngứa. Nếu bị nhiều lần, da có thể dày lên do gãi, chà xát. Thương tổn da tiếp xúc có thể ở bất kỳ dạng nào: đỏ, nổi ban, nốt sần, vết giộp, phồng rộp da, khô và đóng mày, rỉ nước, có thể trợt da hoặc da sẫm lại.
Toàn thân lan rộng:
Nếu cơ thể phản ứng mạnh với bệnh dị ứng tiếp xúc, thường do hóa chất dùng trong công nghiệp, nông nghiệp thì các dấu hiệu trên có thể xuất hiện rải rác toàn thân. Đôi khi kèm theo nổi mề đay hoặc xuất hiện cơn khó thở, hen phế quản ở người có cơ địa dễ dị ứng hoặc bị hen phế quản trước đó.
Các vị trí thường xuất hiện dấu hiệu dị ứng tiếp xúc:
Ðầu và cổ: do thuốc nhuộm tóc, dầu gội đầu, kem cạo râu, keo xịt tóc, dầu thơm...
Vùng trán, mí mắt: có thể do mascara, nón, băng nịt trán, mực kẻ mí mắt.
Cổ, cổ tay: do dây đeo, đồng hồ, lắc tay.
Vùng bụng quanh rốn: Thường do dây nịt, nhất là loại mặt kim loại của dây nịt.ở bàn tay, hay do nhiều loại hóa chất trong công việc nội trợ, trong công xưởng .
Các phương pháp điều trị bệnh dị ứng tiếp xúc chủ yếu là xác định những gì gây kích thích và sau đó tránh tiếp xúc lại với các chất đó. Đối với trường hợp nặng, cần sử dụng thuốc tùy thuộc vào mức độ tổn thương theo các bác sĩ chỉ định.
Dược phẩm điều trị bao gồm:
Các phương pháp khác để điều trị bệnh dị ứng tiếp xúc bao gồm:
Bệnh dị ứng tiếp xúc có ảnh hướng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống người bệnh. Do đó, điều trị bệnh dứt diểm có tầm quan trọng và tránh những phiền toái mà bệnh mang lại.
Thanh Hoa
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.