Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Biểu hiện và cách điều trị gãy xương đòn ở trẻ em

Ngày 08/08/2022
Kích thước chữ

Trên thực tế, tình trạng gãy xương đòn ở trẻ em xảy ra khá phổ biến so với người trưởng thành. Nguyên nhân là do xương ở trẻ nhỏ chưa đủ cứng cáp và dễ bị tổn thương trong quá trình vui chơi, thể thao.

Trẻ em rất hiếu động và thường rất dễ gặp phải các tai nạn không đáng có trong quá trình vui chơi hoạt động. Trong đó, gãy xương đòn được xem là loại chấn thương phổ biến nhất, ảnh hưởng tới sức khỏe và hoạt động vui chơi của trẻ. Vậy biểu hiện và cách điều trị gãy xương đòn ở trẻ như thế nào. Nhà thuốc Long Châu đã có những thông tin giải đáp về điều này trong bài viết sau.

Biểu hiện và cách điều trị gãy xương đòn ở trẻ em

Sau khi xảy ra chấn thương, va đập ở trẻ em, các bậc phụ huynh nên kiểm tra xem con có bị gãy xương đòn không bằng các cách sau:

  • Kiểm tra tình trạng sưng đau: Nếu trẻ đau và vùng xương đòn sưng to lên bất thường thì rất có thể đã bị gãy xương.
  • Vai xệ: Khi xương bị gãy, chức năng giữ cánh tay trên cơ thể cũng bị suy giảm, có thể nhận biết qua dấu hiệu như vai xệ, khó cử động,...
  • Sờ nắn: Sờ nắn vào vùng xương nếu nghi ngờ bị gãy, nếu nhận thấy xương biến dạng, gồ lên ở dưới da, ấn thấy đau và có tiếng lạo xạo thì có thể xương đã bị gãy.

Gãy xương đòn ở trẻ em thường nhanh lành hơn người lớn tuy nhiên vẫn cần cho trẻ đi khám để xác định chính xác tình trạng xương gãy và có các biện pháp điều trị như cố định xương, uống thuốc hay phẫu thuật gãy xương,…

Biểu hiện và cách điều trị gãy xương đòn ở trẻ em 1 Gãy xương đòn ở trẻ em thường nhanh lành hơn người lớn

Để tình trạng gãy xương đòn mau chóng hồi phục, cần thực hiện các phương pháp phù hợp với tình trạng xương gãy. Thông thường, trẻ được điều trị bằng cách mang đai trong khoảng thời gian từ 3 - 4 tuần đối với mức độ nhẹ và vừa. Ở mức độ nặng, sẽ được chỉ định mổ gãy xương đòn ngay.

Để đánh giá chính xác biểu hiện và cách điều trị gãy xương đòn ở trẻ em cần được khám với thiết bị hiện đại, máy móc tiên tiến dưới sự thực hiện của đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.

Ngoài ra, điều trị gãy xương đòn ở trẻ em cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất và hạn chế để trẻ vận động mạnh tránh tình trạng té ngã ảnh hưởng đến quá trình liền xương. Khi có các dấu hiệu bất thường trong quá trình hồi phục, nên đưa trẻ đi khám ngay để được xử lý kịp thời.

Trẻ khi nào có thể hoạt động bình thường trở lại?

Hầu hết các trường hợp gãy xương đòn ở trẻ thường sẽ nhanh khỏi. Tùy vào tốc độ phục hồi mà trẻ có thể được vận động sớm trở lại như bình thường. Bạn có thể quan sát qua các dấu hiệu để nhận thấy vết xương gãy của trẻ đã lành và để cho trẻ tham gia hoạt động thể thao như trước. Một số dấu hiệu thường thấy bao gồm:

  • Không có cảm giác đau khi ấn vào vị trí xương đòn bị gãy.
  • Vai trò của vai trở lại hoạt động bình thường.
  • Trẻ có thể cử động cánh tay và vai không còn cảm thấy đau.

Nhìn chung, các môn thể thao cá nhân như chạy bộ, bơi lội… trẻ có thể họat động sau khoảng 6 tuần và tham gia các môn thể thao như bóng đá, bóng ném, khúc côn cầu… sau từ 8 đến 12 tuần.

Biểu hiện và cách điều trị gãy xương đòn ở trẻ em 2 Trẻ em tránh vận động mạnh sau khi chấn thương

Tình trạng gãy xương đòn ở trẻ thường nhanh lành nếu như trẻ được chăm sóc đúng cách và hạn chế vận động mạnh… Sau khi khỏi bệnh, nếu phát hiện cục u ở vị trí gãy xương thì điều này xem như bình thường vì cục u có thể biến mất sau khoảng một năm. Với trẻ lớn hơn, vết sưng nhỏ có thể vẫn còn nhưng không cần quá lo ngại. Tuy nhiên, nếu như được bác sĩ hẹn tái khám thì cần tuân thủ thực hiện đầy đủ để đảm bảo cho vết xương gãy lành hẳn.

Cách chăm sóc trẻ sau khi bị gãy xương đòn

Trong thời gian bị gãy xương đòn ở trẻ thì cha mẹ nên chuẩn bị cho bé những loại thực phẩm chứa nhiều canxi để nhằm cải thiện chất lượng xương và giúp giảm tình trạng đau nhức xương. Để giúp xương của trẻ sớm hồi phục hơn, nên cho trẻ ăn đầy đủ các loại rau củ quả tươi. Không nên tự ý tháo đai đeo nếu chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Hạn chế để trẻ đi lại vào những chỗ trơn trượt, để tránh bị té ngã. Ngoài ra còn một số lưu ý khác như:

  • Tập luyện: Cần cho trẻ tập luyện để phục hồi chức năng theo chỉ định của bác sĩ, nhằm cải thiện sức mạnh của cơ, biên độ vận động ở khớp. Có thể tập luyện từ ngày thứ 3 sau khi mổ xương đòn ở trẻ hoặc sau khi đeo đai.
  • Chế độ ăn uống: Bổ sung các thực phẩm giàu đạm, vitamin và các nguyên tố vi lượng.
Biểu hiện và cách điều trị gãy xương đòn ở trẻ em 3 Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học để hỗ trợ quá trình liền xương cho trẻ
  • Chăm sóc, vệ sinh da sạch sẽ mỗi ngày, lau sạch cơ thể. Không làm ướt, bẩn đai đeo. Khi tắm nên lấy khăn quấn bên ngoài đai đeo rồi bọc trùm băng túi nylon nhằm tránh làm ướt bột.
  • Tái khám đúng lịch hẹn với bác sĩ hoặc đi khám lại ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: Vết thương tím, lạnh tay chân, mất cảm giác hoặc vết thương có mùi hôi…

Vì trẻ em không thể biểu hiện các cơn đau của mình bằng lời nói nên các bậc phụ huynh cần nắm được các biểu hiện và cách điều trị gãy xương đòn ở trẻ em để có thể biết được sớm tình trạng bệnh nhằm ngăn ngừa những biến chứng không đáng có xảy ra với trẻ.

Thùy Dung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:gãy xương