Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ em ung thư

Ngày 23/06/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Trẻ em ung thư có nhu cầu đặc biệt hơn về dinh dưỡng. Bài viết dưới đây có thể giúp bạn hiểu rõ nhu cầu đặc biệt của con trẻ và lên kế hoạch ăn uống cụ thể cho trẻ em đang điều trị ung thư.

Dinh dưỡng luôn là điều mẹ quan tâm nhất dành cho con trẻ, đặc biệt là trẻ đang đối đầu với điều trị ung thư. Trẻ em mắc bệnh ung thư cần chất đạm, đường (carbohydrate), chất béo, nước, vitamin và khoáng chất.

Bài viết dưới đây có thể giúp bạn hiểu rõ nhu cầu đặc biệt của con trẻ và lên kế hoạch ăn uống cụ thể cho trẻ em ung thư. Thực trạng dinh dưỡng hiện tại của con (thừa hay thiếu cân), các chẩn đoán về bệnh và liệu trình điều trị, độ tuổi, mức độ hoạt động và các loại thuốc hiện đang sử dụng đều được cân nhắc để xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lí.

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ em ung thư Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ em ung thư

Chất đạm (Proteins)

Cơ thể sử dụng đạm để tham gia các hoạt động quan trọng như là: Sửa chữa các mô, duy trì làn da căng tràn, nuôi dưỡng các tế bào máu, hệ thống miễn dịch, và niêm mạc đường tiêu hóa. Trẻ em mắc bệnh ung thư, mà không nhận được đủ chất đạm có thể tổn thương các cơ giúp sản sinh năng lượng cần cho cơ thể. Điều này làm cho trẻ bị ung thư mất nhiều thời gian để phục hồi bệnh và có thể làm giảm khả năng miễn dịch, chống nhiễm trùng. 

Trẻ em ung thư sau khi trải qua phẫu thuật, hóa trị, hoặc xạ trị có thể cần bổ sung protein để chữa lành các mô và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Trong quá trình điều trị ung thư, nhu cầu protein của trẻ tăng lên. Protein cũng rất quan trọng giúp trẻ tăng trưởng và phát triển. Mẹ nên bổ sung thêm thực phẩm giàu protein cho trẻ. Nguồn thực phẩm cung cấp protein cho trẻ bao gồm cá, thịt gia cầm, thịt nạc đỏ, trứng, sản phẩm từ sữa, các loại hạt và đậu phộng bơ, đậu khô, đậu Hà Lan và đậu lăng, và các loại thực phẩm từ đậu nành.

Cung cấp protein cho trẻ từ cá, trứng, sữa Cung cấp protein cho trẻ từ cá, trứng, sữa

Đường (Carbohydrates)

Đường là nguồn cung cấp năng lượng chính cần thiết cho hoạt động thể chất và chức năng của các cơ quan tương ứng của cơ thể. Năng lượng cần thiết trong ngày của trẻ phụ thuộc vào tuổi tác, chiều cao cân nặng và mức độ hoạt động thể chất. Trẻ em có nhu cầu cần nhiều calo hơn so với người lớn để hỗ trợ tăng trưởng và phát triển. Trẻ em được điều trị ung thư đặc biệt có thể cần nhiều lượng calo hơn  từ 20% – 90% so với nhu cầu của một đứa trẻ bình thường để phục hồi các mô và năng lượng. 

Nguồn thực phẩm bổ sung đường tốt nhất là các loại trái cây, rau, và ngũ cốc nguyên hạt để cung cấp cho các tế bào của cơ thể vitamin và khoáng chất, chất xơ, và dinh dưỡng thực vật (chất dinh dưỡng chủ yếu từ thực vật) mà chúng cần.

Các loại ngũ cốc hay các thực phẩm làm từ ngũ cốc nguyên hạt thường có trong bột ngũ cốc, bánh mì, bánh quy. Các sản phẩm này thường có thành phần “ngũ cốc nguyên hạt”,  “bột mì”, “Bột yến mạch” hay “bột lúa mạch đen nguyên hạt.”

Khoai tây, gạo, mì ống, mì, ngũ cốc, đậu khô, ngô, đậu Hà Lan, và các loại đậu. Các loại thực phẩm chứa đường cũng chứa vitamin B và chất xơ. Kẹo (món tráng miệng, bánh kẹo, thức uống có đường) cung cấp đường cho con của bạn, nhưng lại chứa rất ít các chất dinh dưỡng khác.

Chất béo

Chất béo đóng một vai trò quan trọng cung cấp năng lượng cho trẻ. Chất béo và các loại dầu tạo ra axit béo hoạt động như một nguồn cung cấp năng lượng (calo) cho cơ thể. Cơ thể chuyển hoá các chất béo và sử dụng chúng để dự trữ năng lượng, phân cách các mô cơ thể và vận chuyển một số loại vitamin thông qua mạch máu.

Trong tự nhiên có 2 dạng chất béo chính gồm chất béo không bão hòa và chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa (không bão hòa đơn và không bão hòa đa) nên được lựa chọn thường xuyên hơn chất béo bão hòa và chất béo dị phân.

  • Các chất béo đơn không bão hòa được tìm thấy chủ yếu ở dạng lỏng trong các loại dầu thực vật như dầu olive, canola, và dầu đậu phộng. 
  • Các chất béo đa không bão hòa được tìm thấy chủ yếu  ở dạng chất lỏng hoặc dịch mềm trong các loại dầu thực vật như dầu cây rum, hướng dương, ngô và dầu hạt lanh, hải sản. 
  • Chất béo bão hòa (hoặc axit béo bão hòa) chủ yếu được tìm thấy ở dạng rắn trong các nguồn động vật, chẳng hạn như thịt và gia cầm, sữa nguyên chất hoặc sữa giảm chất béo, phô mai và bơ. Một số loại dầu thực vật như dầu dừa, dầu hạt cọ, dầu cọ là dạng  bão hòa. 
  • Axit béo chuyển hóa được hình thành khi dầu thực vật được chế biến thành bơ thực vật hoặc rút ngắn. Nguồn chất béo chuyển hoá bao gồm các loại thực phẩm ăn nhẹ và bánh nướng được nấu từ một phần dầu thực vật thuỷ phân hoặc mỡ thực vật. Chất béo chuyển hoá cũng được tìm thấy trong tự nhiên trong một số sản phẩm động vật, chẳng hạn như các sản phẩm sữa.

Một số axit béo thiết yếu chẳng hạn như axit linoleic và axit alpha-linolenic cần thiết để xây dựng các tế bào và tạo kích thích tố (hóc-môn), nhưng bởi vì cơ thể không tự tổng hợp được nên cần cho trẻ bổ sung từ thức ăn hàng ngày. Nguồn cung cấp axit béo thiết yếu thường được chiết xuất trong dầu từ đậu tương, cải dầu, và quả óc chó.

Chất béo cung cấp năng lượng cho trẻ Chất béo cung cấp năng lượng cho trẻ

Nước

Tất cả các tế bào cơ thể cần nước để hoạt động. Nếu trẻ bị thiếu nước hoặc mất nước do nôn mửa hoặc tiêu chảy, các chất lỏng và khoáng chất giúp giữ cho cơ thể hoạt động sẽ mất cân bằng, gây nguy hiểm cho trẻ.

Trẻ em nhận được một lượng nước đáng kể từ thực phẩm, đặc biệt là các loại trái cây và rau quả, nhưng chúng cần chất lỏng để chắc chắn rằng tất cả các tế bào cơ thể nhận được các chất lỏng cần thiết. Nhu cầu chất lỏng một đứa trẻ phụ thuộc vào kích thước và lượng chất lỏng mà trẻ đang bị mất dần. Khi cần thiết cần bổ sung thêm dịch nếu trẻ bị ói mửa hoặc bị tiêu chảy. 

Ba mẹ có thể nhận biết con bạn đang bị mất nước bằng các triệu chứng khô miệng, nước tiểu sẫm màu, bơ phờ và chóng mặt. Hoặc kiểm tra độ đàn hồi của da, nhẹ nhàng kẹp và kéo da lên. Nếu da không trở về bình thường và vẫn phồng  lên, con bạn có thể mất nước. 

Vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển và hoạt động hàng ngày. Vitamin và khoáng chất cũng giúp cơ thể sử dụng năng lượng (calories) nhận được từ thực phẩm.

Các tác dụng phụ do điều trị, như buồn nôn, nôn, và đau miệng (viêm niêm mạc) có thể làm cho trẻ khó ăn. Thông thường bác sĩ có thể đề nghị sử dụng vitamin tổng hợp hàng ngày để bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ. Nhưng vitamin không thể thay thế lượng calo và protein từ thực phẩm.

Ly Nguyễn

Nguồn tham khảo: Yhoccongdong.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm