Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bong gân cổ tay trẻ em liệu có nguy hiểm gì không? Bong gân cổ tay uống thuốc gì?

Ngày 05/03/2022
Kích thước chữ

Chấn thương vùng cổ tay trẻ em là việc rất thường xảy ra khi các bé vận động, đùa nghịch. Tình trạng thường xảy ra khi chấn thương vùng cổ tay đó là bong gân. Vậy bong gân cổ tay trẻ em liệu có nguy hiểm hay không và bong gân cổ tay uống thuốc gì, mời bạn cùng tìm hiểu qua những chia sẻ dưới đây của chúng tôi nhé!

Bong gân xảy ra khi các dây chằng bị giãn hoặc rách do chấn thương. Bong gân ở cổ tay là tình trạng thường gặp nhất ở trẻ em. Khi bị bong gân, người bệnh cần phải được xử lý đúng cách để có thể nhanh chóng bình phục và tránh những hậu quả không đáng có. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu bong gân cổ tay trẻ em liệu có nguy hiểm không và điều trị bằng thuốc gì nhé!

Dấu hiệu khi bị bong gân cổ tay trẻ em

Bong gân cổ tay trẻ em liệu có nguy hiểm gì không? - Bong gân cổ tay uống thuốc gì? 1 Bong gân cổ tay trẻ em có triệu chứng gì nguy hiểm

Bong gân được hiểu là những tổn thương làm căng dãn hay bị đứt một phần hoặc hoàn toàn dây chằng dẫn đến tình trạng mất vững khớp nhưng chưa trật khớp. Bong gân cổ tay là vị trí dễ bị bong gân nhất, đặc biệt là khi phải vận động mạnh.

Bong gân cổ tay trẻ em được chia ra 3 cấp độ:

Cấp độ 1

Bong gân nhẹ nhưng khi đó dây chằng bị giãn quá mức cho phép. Trẻ em có thể bị đau nhẹ và bầm tím kèm theo triệu chứng đau nhức các khớp xung quanh chỗ cổ tay nhưng không gây khó khăn khi sử dụng bộ phận cơ thể.

Cấp độ 2 

Có sự đứt rách ở một số dây chằng dẫn đến hai khớp xương vẫn vững chắc nhưng khá lỏng lẻo, dẫn đến sai khớp, bong gân ở trẻ em sẽ cảm thấy đau vừa.

Cấp độ 3

Dây chằng bị rách hoàn toàn làm cho trẻ em lên những cơn đau dữ dội, sưng tấy, bầm tím. Nếu bong gân nặng, trẻ em sẽ nghe thấy tiếng lách cách của dây chằng bị rách, gây đau.

Cách xử lý khi bị bong gân cổ tay trẻ em

Bong gân cổ tay trẻ em liệu có nguy hiểm gì không? - Bong gân cổ tay uống thuốc gì? 2 Xử lý bong gân cổ tay bằng nẹp cố định

Bong gân cổ tay uống thuốc gì?

Nếu trẻ em bị bong gân ở cổ tay là do chơi thể thao, vận động quá mạnh, thì có thể xịt ethyl clorua vào chỗ bị bong gân để làm lạnh tại chỗ, giúp giảm cơn đau. Ngoài ra, trẻ em cũng có thể dùng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm thông thường. Khi sử dụng cần lưu ý không dùng aspirin vì nó sẽ gây chảy máu và chống ngưng kết tiểu cầu, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em khi các bộ phận cơ thể chưa thực sự phát triển hoàn toàn.

Chườm lạnh

Chườm lạnh là cách nhanh nhất giúp giảm viêm và sưng tại chỗ ngay sau khi bị bong gân cổ tay. Bạn không được đặt trực tiếp viên đá lạnh lên vùng bị tổn thương mà phải bọc viên đá đó vào trong một chiếc khăn mỏng rồi xoa vào vết thương để bảo vệ làn da của trẻ. Thực hiện cách làm này liên tục trong 15 - 20 phút và lặp lại sau mỗi 2 - 3 giờ, phải duy trì trong 24 - 48 giờ đầu tiên.

Băng bó

Băng bó băng bằng cách dùng thun quấn quanh vùng bị tổn thương khi không dùng cách chườm lạnh. Băng bó sẽ giúp ổn định và giảm sưng đau khi mà trẻ cảm thấy khó chịu. Khi băng bó, bạn đừng quấn quá chặt vì sẽ làm giảm lưu thông máu từ chỗ đau tới các cơ quan khác.

Đối với các trường hợp bị bong gân cổ tay nặng, người bệnh cần liên hệ các cơ quan y tế để được mang nẹp hỗ trợ hoặc băng bó bằng bột và bất động khớp trong khoảng 4 - 6 tuần. Sau đó người bệnh mới có thể tập vận động lại với các mức độ từ nhẹ đến nặng.

Một số sai lầm khi điều trị bong gân cổ tay trẻ em

Bong gân cổ tay là tổn thương thường gặp ở hầu hết trẻ em. Lúc này, trẻ em thường chủ quan và không biết cách xử lý nào cho đúng nên đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Dưới đây là một số sai lầm khi bị bong gân cổ tay trẻ em.

Bong gân cổ tay trẻ em liệu có nguy hiểm gì không? - Bong gân cổ tay uống thuốc gì? 3 Tác hại của việc điều trị bong gân cổ tay không đúng cách

Xoa bóp bằng dầu nóng

Nhiều người nghĩ rằng các chấn thương gây đau đều có thể dùng dầu nóng để xoa bóp giúp giảm đau. Nhưng với chấn thương như bong gân ở cổ tay thì việc xoa dầu nóng sẽ là việc làm gây ra hậu quả xấu, nghiêm trọng. Nguyên nhân là do những chất nóng này khi được xoa vào vết thương sẽ tác động tại chỗ nhanh làm cho mạch máu giãn và máu chảy nhanh hơn. Kết hợp với những tổn thương trước đó có thể dẫn tới cứng khớp, teo cơ, viêm xương sau này.

Sử dụng thuốc lá để đắp

Sử dụng đắp các loại lá rừng hay lá thuốc là những phương thức điều trị dân gian được truyền tai nhau nhưng thực tế hiệu quả vẫn chưa được khoa học chứng minh. Mỗi loại lá thuốc đều chứa các tinh chất dược liệu khác nhau và có tác động khác nhau đều dẫn đến tổn thương. Vì thế không nên tự ý điều trị bằng việc đắp thuốc lá vì có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

Vận động mạnh khi chưa khỏi bong gân cổ tay

Khi vết thương bong gân cổ tay chưa hoàn toàn hồi phục, các bạn trẻ đã vận động mạnh hay đùa nghịch làm ảnh hưởng đến vết thương. Kết quả là vết thương bong gân trở nên nặng hơn, có thể gây nhiễm trùng, lúc này cần phải đi đến bệnh viện để thăm khám, chụp khớp để điều trị kịp thời.

Bong gân cổ tay ở trẻ em nguy hiểm như thế nào thì bạn không thể lường trước được nên khó có thể tự chẩn đoán và tự ý chữa trị. Bạn cần hiểu rõ về tình trạng bong gân này để từ đó mới có thể sử dụng các biện pháp chữa trị hợp lý. Hy vọng bài viết trên sẽ mang lại những kiến thức bổ ích cho bạn trong việc chữa trị bong gân cổ tay trẻ em và bong gân cổ tay uống thuốc gì.

Minh Thuý

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Đau khớp