Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bong gân mắt cá chân là gì? Dấu hiệu nhận biết? Cần làm gì để nhanh khỏi

Ngày 29/03/2022
Kích thước chữ

Bất kỳ ai cũng có thể bị bong gân mắt cá chân nếu bất cẩn trong lúc vận động hoặc chơi các môn thể thao. Bong gân mắt cá chân tuy không khó điều trị nhưng cần được thực hiện kịp thời và đúng cách để ngăn ngừa những hệ lụy đáng tiếc về sau.

Bất kỳ ai cũng có thể bị bong gân mắt cá chân nếu bất cẩn trong lúc vận động hoặc chơi các môn thể thao. Bong gân mắt cá chân tuy không khó điều trị nhưng cần được thực hiện kịp thời và đúng cách để ngăn ngừa những hệ lụy đáng tiếc về sau.

Tại sao bong gân mắt cá chân thường dễ gặp?

Bong gân mắt cá chân là gì? Dấu hiệu nhận biết? Cần làm gì để nhanh khỏi 1 Bong gân mắt cá chân là gì? Tại sao hay gặp?

 Bong gân mắt cá chân còn được gọi là trật mắt cá chân, đây là tổn thương mắt cá chân xương cổ chân và dây chằng bao quanh. Chính điều này gây nên những vết sưng bầm và đau nhức khiến chúng ta khó chịu.

Đây là loại chấn thương phổ biến và dễ gặp ở nhiều người. Đặc biệt, nó thường gặp ở những người thường xuyên vận động thể thao và chạy bộ. Đây là những người hay sử dụng hoạt động ở bàn chân và dễ bị chấn thương, cụ thể:

  • Chuyển động xoay, lăn bàn chân hoặc vặn bàn chân đột ngột.
  • Vùng đất tại nơi đó không bằng phẳng.
  • Tiếp đất không an toàn, chạy quá nhanh hoặc trượt ngã.
  • Chân trước đạp vào chân sau.

Bong gân mắt cá chân nhận biết bằng dấu hiệu nào?

Các dấu hiệu cảnh báo bong gân mắt cá chân dễ nhận thấy bằng mắt thường đó là:

  • Bầm tím, sưng đỏ.
  • Da đổi màu.
  • Vùng bị bong gân nóng lên.
  • Khớp xương lỏng lẻo, giảm chịu lực hoặc khớp căng cứng.
  • Đau nhức chân, khó di chuyển.

Bị bong gân mắt cá chân cần làm gì?

Bong gân mắt cá chân là gì? Dấu hiệu nhận biết? Cần làm gì để nhanh khỏi 2 Bị bong gân mắt cá chân cần làm gì?

Trong trường hợp chẳng may bạn bị bong gân mắt cá chân thì nên dừng ngay mọi hoạt động lại. Cần hạn chế di chuyển để chân được nghỉ ngơi, đồng thời không làm tình trạng bong gân trầm trọng hơn.

Ngoài ra, khi vùng cổ chân đã đỡ đau và sưng, phương pháp được khuyến khích áp dụng để củng cố và ổn định cổ chân là các bài tập vật lý trị liệu. Bác sĩ sẽ thiết kế những bài tập và thiết bị để phục hồi chức năng ở chân cũng như phòng ngừa chấn thương bị tái lại trong tương lai. Đối với trường hợp bị bong gân mắt chân nhẹ, có thể xử lý tạm thời ở nhà như sau:

  • Hạn chế di chuyển chân đi lại, có thể dùng lạng trong vòng 48 giờ để không tác động lên vùng bị thương.
  • Chườm đá nên vùng bị sưng liên tục trong vòng 48 giờ, mỗi lần khoảng 20 - 30 phút. Chú ý không để nước đá tiếp xúc trực tiếp với vùng bị thương vì dễ gây bỏng lạnh.
  • Phần mắt cá chân được băng cố định, không bị quá chặt cũng không bị quá lỏng.
  • Khi nằm kê cao chân bị thương lên gối khoảng 10cm.
  • Khi ngồi kê cao chân ngang đến hông trong vòng 48 giờ đầu tiên.

Việc kê cao chân này giúp máu không dồn xuống chỗ bị thương dễ gây sưng thêm. Bên cạnh đó, bạn nên tránh các phương pháp dân gian như bóp rượu, bóp muối, chườm lá, bóp dầu,...Những phương pháp dân gian này có thể làm tình trạng đau nhói và sưng viêm trở lên tồi tệ hơn.

Các cấp độ bong gân ở mắt cá chân? 

Bong gân mắt cá chân là gì? Dấu hiệu nhận biết? Cần làm gì để nhanh khỏi 3 Các cấp độ của bong gân mắt cá chân

Bong gân mắt cá chân sẽ được chia thành 3 cấp độ, cụ thể:

  • Bong gân mắt cá chân nhẹ: Đây là cấp độ mắt cá chân sưng nhẹ, phần dây chằng bị giãn và chưa bị rách hoặc đứt. 
  • Bong gân mắt cá chân trung bình: Đây là cấp độ mắt cá chân sưng vừa phải, một phần dây chằng bị rách hoặc đứt. Bạn có cảm giác khớp cổ chân mất vững.
  • Bong gân mắt cá chân nặng: Đây là mức độ nặng nhật do sưng bầm tím và cổ chân mất vững, đồng thời dây chằng bị đứt hoặc rách hoàn toàn.

Những trường hợp bong gân mắt cá chân ở mức độ nhẹ thì đa số không cần phẫu thuật. Bạn chỉ cần sơ cứu tạm thời theo hướng dẫn ở phần 3 thì sẽ giảm đau và sưng đi.

Còn đối với những trường hợp bị bong gân mắt cá chân ở mức độ trung bình và nặng thì cần dùng phương pháp bất động bằng bột trong ít nhất là 3 tuần. Như vậy mới giữ được chân ổn định và hạn chế các thương tích khác xảy ra. Trường hợp này sẽ cần đến gặp bác sĩ để khám và tiến hành bó bột.

Với trường hợp đặc biệt là mắt cá chân không có cải thiện nhiều sau khi đã chữa bằng các phương pháp khác và sưng viêm trở nên nghiêm trọng hơn. Lúc này cần phẫu thuật mắt cá chân, phương pháp này không được khuyến cáo nhưng với trường hợp đặt biệt này thì cần thực hiện. Các bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật để bỏ đi mảnh xương, sụn lỏng lẻo, cũng có thể  sửa lại các dây chằng đã đứt bằng phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật hở.

Do vậy, với những hoạt động thể thao, chạy bộ thì bạn nên chú ý để tránh bị ngã, trượt chân dẫn đến bong gân. Nó không những đau còn ảnh hưởng đến sinh hoạt cuộc sống hàng ngày.

Qua bài viết trên có thể thấy bong gân mắt cá chân khi không được chữa trị đúng cách và nhanh chóng thì nguy cơ cao dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng không mong muốn xảy ra. Kể cả với trường hợp bong gân ở mức độ nhẹ thì bạn cũng không nên chủ quan. Nếu bị bong gân, bạn hãy đi khám sớm nhất có thể để được chẩn đoán và chữa trị nhé!

Hạ Hạ

Nguồn: Tổng Hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin