Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Gãy xương ống chân bao lâu mới lành? Cần lưu ý những gì khi chăm sóc tại nhà để quá trình liền xương diễn ra nhanh chóng? Đây là thắc mắc chung của nhiều người khi gặp phải tình trạng này.
Tình trạng gãy xương ống chân khiến các hoạt động đi lại của người bệnh bị ảnh hưởng và gây khó khăn trong sinh hoạt. Do vậy, có không ít người thắc mắc không biết gãy xương ống chân bao lâu mới lành và cần lưu ý những gì khi chăm sóc để xương lành nhanh. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Trước khi tìm lời giải đáp cho câu hỏi gãy xương ống chân bao lâu mới lành, bạn cần hiểu rõ về quá trình chữa lành của xương chân sau khi bị chấn thương. Theo đó, quá trình liền xương tự nhiên thường bao gồm 3 giai đoạn gồm:
Khi xương ống chân bị gãy, máu chảy và quá trình viêm sẽ diễn ra ngay sau đó, kéo dài trong khoảng vài ngày. Khi máu chảy vào khu vực xương bị gãy có thể gây viêm và đông máu tại chỗ. Điều này sẽ giúp cho cấu trúc xương bắt đầu ổn định và tạo nên xương mới để lấp đầy các phần bị nứt gãy.
Khi chuyển sang giai đoạn sửa chữa xương, cục máu đông do viêm sẽ dần được thay thế bằng các mô sợi và sụn, còn gọi là mô sẹo mềm. Các mô sẹo mềm này sẽ phát triển thành các mô sẹo cứng, có thể nhìn thấy trên hình chụp X-quang khoảng vài tuần sau khi xảy ra chấn thương. Đây gần như là giai đoạn quyết định xem gãy xương ống chân bao lâu mới lành.
Khi quá trình sửa chữa hoàn tất, xương ống chân sẽ bắt đầu tái tạo hình dạng và sức mạnh như ban đầu. Đồng thời, khả năng lưu thông máu cũng sẽ được cải thiện. Khi quá trình tái tạo xương hoàn thành, người bệnh có thể bắt đầu tập đi để thúc đẩy sự phục hồi hoàn thiện của xương.
Vậy gãy xương ống chân bao lâu mới lành? Dựa trên quy trình liền xương tự nhiên kể trên, thời gian xương ống chân bị gãy lành lại thường sẽ mất khoảng 12 tuần. Trong đó, người bệnh có thể bắt đầu tập đi bằng nạng sau khoảng 6 - 8 tuần và sau 3 tháng, người bệnh có thể di chuyển lại như bình thường mà không cần nạng.
Nhưng trên thực tế, thời gian để xương ống chân lành lại còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ gãy xương, phương pháp điều trị, cách chăm sóc vết thương, tuổi tác,... Chẳng hạn như, trẻ em thường sẽ có thời gian hồi phục nhanh hơn so với người lớn, gãy không di lệch sẽ nhanh hơn so với việc bị gãy có di lệch xương,...
Ngoài ra, một số thói quen hàng ngày cũng có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình chữa lành xương gãy. Một số thói quen có thể giúp thúc đẩy quá trình liền xương tự nhiên, nhưng cũng có một số thói quen có thể làm chậm lại quá trình lành xương, thậm chí gây ra các vấn đề nặng hơn cho vết thương.
Gãy xương ống chân bao lâu mới lành còn phụ thuộc vào quá trình tập luyện hàng ngày của người bệnh. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi tập đi như:
Khi nghi ngờ bị gãy xương ống chân, bạn cần đến bệnh viện uy tín để được thăm khám và chẩn đoán chính xác. Từ đó đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp để giúp xương lành nhanh, tránh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Đồng thời, hạn chế nguy cơ biến chứng sau khi gãy xương có thể xảy ra.
Trong quá trình điều trị, việc tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng sẽ là yếu tố quyết định gãy xương ống chân bao lâu mới lành. Đồng thời, người bệnh còn phải kết hợp với việc tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ để giúp xương lành nhanh và cải thiện dáng đi. Cụ thể, người bệnh cần phải chú ý các vấn đề sau:
Hy vọng những chia sẻ từ bài viết trên đây sẽ giúp bạn giải đáp được cho câu hỏi gãy xương ống chân bao lâu mới lành. Đồng thời, biết cách tập đi và chăm sóc sau khi bị chấn thương để giúp xương mau lành nhé!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.