Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nhức chân khi trời lạnh: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Ngày 20/05/2024
Kích thước chữ

Đau nhức tay chân luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người bị bệnh xương khớp hoặc người lớn tuổi. Vào mùa lạnh, tình trạng đau nhức này càng gia tăng nhiều hơn. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ gửi đến cho bạn đọc các thông tin về nguyên nhân gây đau nhức cũng như các cách khắc phục nhức chân khi trời lạnh. Cùng xem nhé!

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nhức chân khi trời lạnh. Ngoài tìm hiểu những nguyên nhân đó để khắc phục, bạn còn có thể thực hiện thêm những biện pháp khác để gia tăng hiệu quả tình trạng nhức chân khó chịu mỗi khi trời lạnh.

Vì sao lại nhức chân khi trời lạnh?

Nhức chân khi trời lạnh từ lâu luôn là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Dưới đây là những nguyên nhân khiến đôi chân của bạn trở nên đau nhức khi trời lạnh.

Tình trạng lưu thông máu kém

Cơ thể chúng ta sẽ có xu hướng tích trữ năng lượng mỗi khi nhiệt độ giảm mạnh. Lúc này các mạch máu cũng sẽ co lại. Chính vì thế mà gây ra hiện tượng quá trình lưu thông máu bị ngắt quãng, không thể hoạt động như bình thường. Khi đó, lượng máu đi nuôi khắp cơ thể, nhất là lượng máu về các khớp ở chân nói riêng và các khớp trên toàn cơ thể nói chung đều sẽ giảm đi. Từ đó, nguy cơ sụn bị tăng cao và gây ra tình trạng đau nhức.

Ít vận động hơn

Vào mùa lạnh hoặc mùa mưa, chúng ta thường có xu hướng ít tập thể dục thể thao đều đặn như ngày thường. Khi các khớp tay, chân không được thường xuyên vận động chúng cũng có thể xảy ra tình trạng lưu thông máu kém hơn. Từ đó, làm tăng nguy cơ đau nhức xương, nhất là đau khớp gối khớp cổ chân

Cách khắc phục nhức chân khi trời lạnh 2
Ít vận động sẽ gây ra nhức chân khi trời lạnh

Bệnh đau nhức xương khớp mạn tính

Ngoài nguyên nhân về tuổi tác, những người vốn mắc các bệnh về đau nhức xương khớp cũng có xu hướng đau nhiều hơn mỗi khi trời lạnh. Khi ấy, các gân cơ bị co rút, dịch khớp cũng đông quánh lại khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi vận động.

Các biểu hiện của nhức chân khi trời trở lạnh

Đau nhức chân

Ở những vị trí thường xuyên vận động như đầu gối, khớp cổ chân sẽ xuất hiện nhiều cơn đau nhức, mỏi hơn bình thường. Người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức từ trong xương và gặp khó khăn khi vận động. Nhiều người bệnh xương khớp sẽ còn có thêm tình trạng sưng và tấy đỏ bên ngoài.

Tiếng kêu

Khi vận động, các khớp có thể phát ra các âm thanh lạo xạo. Là do dịch khớp bị đông quánh nên các khớp không còn vận động linh hoạt mà sẽ tạo ra tiếng kêu.

Cứng khớp

Đây là tình trạng phổ biến vào mỗi buổi sáng thức dậy, người bệnh sẽ cảm thấy cứng khớp ở chân, khó di chuyển cũng như khó duỗi thẳng chân. Chính vì thế, người bệnh sẽ cần thực hiện một số động tác massage giúp làm nóng đôi chân, sau đó từ từ vận động để các khớp hoạt động trơn tru hơn.

Cách khắc phục nhức chân khi trời lạnh 3
Cứng khớp sẽ khiến người bệnh đau nhức khó chịu

Nhạy cảm với cơn đau

Tình trạng này sẽ gặp nhiều ở những bệnh nhân mắc các bệnh về xương khớp mạn tính. Khi ấy, vì sụn bị bào mòn nhiều và đầu xương bị nhô ra nên người bệnh sẽ nhạy cảm với các cơn đau nhức nhiều hơn.

Cách trị nhức chân khi trời lạnh

Nhức chân khi trời lạnh không chỉ ảnh hướng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mỗi ngày. Tinh thần của người bệnh cũng sẽ không được vui vẻ mà sẽ trở nên chán nản, xuống tinh thần. Vậy nên, hãy thử ngay các cách trị nhức chân khi trời lạnh dưới đây để đánh bay cơn đau nhức chân nhé.

  • Xoa bóp: Đây là cách phổ biến và được áp dụng nhiều nhất với những người bị đau nhức xương khớp. Mục đích của phương pháp này chính là làm nóng các cơ và tăng cường quá trình lưu thông máu. Bạn còn có thể sử dụng thêm một sổ loại dầu massage sẽ hỗ trợ gia tăng hiệu quả.
  • Chườm nóng: Bạn có thể sử dụng một chiếc túi chườm nóng và đắp lên chân mỗi khi đau nhức. Điều này sẽ giúp bạn dễ chịu và giảm bớt tình trạng đau nhức chân.
  • Tắm nước nóng: Tắm dưới vòi hoa sen hoặc ngâm mình trong bồn nước nóng sẽ giúp cơ thể vừa được thư giãn, vừa giảm đau nhức rất hiệu quả. Tuy nhiên, bạn chỉ tắm từ 15-20 phút. Nếu lâu hơn có thể sẽ bị bệnh cảm.
  • Giữ ấm cho cơ thể: Phương pháp này không chỉ có hiệu quả giúp giảm các cơn đau nhức mà còn được sử dụng phòng ngừa các bệnh lý về hô hấp, nhiễm khuẩn hay suy giảm hệ miễn dịch.
  • Cần được nghỉ ngơi hợp lý: Vào mùa lạnh, thay vì hoạt động mạnh mẽ, bạn nên vận động nhẹ nhàng. Bạn có thể thử tập luyện bộ môn yoga, đạp xe đạp hay đi bộ,... Dù cho mùa lạnh, bạn vẫn nên hoạt động thể dục để tránh các khớp bị cứng.
Cách khắc phục nhức chân khi trời lạnh 4
Thường xuyên massage sẽ giúp giảm nhức chân khi trời lạnh

Ngoài các cách kể trên, bạn cũng nên xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Bổ sung thêm nhiều vitamin và chất xơ để cơ thể không bị mất nước. Ngoài ra, cố gắng giảm cân, loại bỏ mỡ thừa vì khi bạn béo phì các khớp sẽ bị tạo áp lực rất lớn. Quan trọng, không nên tự ý mua và uống các loại thuốc giảm đau, thuốc làm ấm cơ thể vì rất có thể gây ra những nguy cơ có hại cho sức khỏe.

Với những người có tình trạng đau nhức chân khi trời lạnh diễn ra thường xuyên và các cơn đau ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân. Người bệnh sẽ cần tuân thủ theo phác đồ điều trị từ các bác sĩ để có hiệu quả điều trị cao nhất.

Trên đây là một số cách trị nhức chân khi trời lạnhNhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ đến quý bạn đọc. Bạn nên đi đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám đi có dấu hiệu đau nhức kéo dài. Ngoài ra, nên rèn luyện thể thao mỗi ngày để gia tăng thêm sức khỏe, bạn nhé! 

Xem thêm: Tìm hiểu về chứng nhức chân và những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin