Cam thảo còn được gọi là quốc lão, linh thảo, lộ thảo còn tên khoa học là Glycyrrhiza glabra có vị ngọt, tính bình. Đây là dược liệu thường xuyên có mặt trong nhiều bài thuốc Đông y từ xưa đến nay.
Bột cam thảo là gì?
Cam thảo là một loại thực vật thân thảo có chiều cao lên tới 1 mét và có thể sống lâu năm. Cây có lá dài từ 7 đến 15cm, có hình dáng giống lông chim. Quả của cam thảo có dạng dài khoảng 2 - 3cm và chứa nhiều hạt nhỏ bên trong. Rễ của cam thảo thuộc thân bò, được sử dụng trong y học và ăn uống do có hương thơm, vị ngọt đặc trưng. Độ ngọt của cam thảo cao hơn 30 lần so với đường mía, tuy nhiên, vị của nó khác với đường.
Bột cam thảo được chiết xuất từ rễ của loại cây này
Cam thảo có thể được sử dụng dưới ba dạng chính: Bột cam thảo, sinh thảo và chích thảo, với cách chế biến tương ứng khác nhau. Trong đó, bột cam thảo lại được sử dụng rộng rãi hơn do tính tiện dụng của nó. Trước khi tiến hành cán bột, lớp vỏ ngoài của rễ được cạo bỏ và sau đó cắt thành từng miếng tròn. Sau khi sấy khô, miếng rễ cam thảo được tán thành bột và đựng trong lọ thủy tinh để bảo quản và sử dụng.
Công dụng của bột cam thảo đối với sức khỏe
Bột cam thảo có rất nhiều công dụng hữu ích. Dưới đây những công dụng của loại dược liệu này đối với sức khỏe nếu sử dụng đúng cách:
- Hỗ trợ tiêu hóa: Bột cam thảo có tính kháng viêm và chống co thắt, giúp giảm đau bụng, đầy hơi, khó tiêu và tiêu chảy. Nên được sử dụng để hỗ trợ chữa loét dạ dày, điều trị viêm dạ dày mãn tính.
- Hỗ trợ hô hấp: Bột cam thảo có tác dụng làm dịu ho, giảm viêm họng và giúp đào thải đờm.
- Tăng cường sức khỏe tim mạch: Bột cam thảo làm giảm huyết áp và mức đường huyết, giúp cải thiện chức năng tim mạch.
- Tăng cường sức đề kháng: Bột cam thảo có tác dụng kích thích tế bào miễn dịch và giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng.
- Hỗ trợ giảm căng thẳng: Bột cam thảo có tác dụng giảm căng thẳng, giúp thư giãn tâm lý và cải thiện giấc ngủ.
Bột cam thảo có công dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa và nhiều lợi ích sức khỏe khác
Ngoài ra bột cam thảo còn hỗ trợ giải độc, giúp mát gan, cải thiện chức năng gan và tham gia điều trị viêm gan do virus gây nên. Đồng thời còn giúp điều chỉnh nồng độ hormone nội tiết tố ở trong cơ thể.
Công dụng của cam thảo đối với việc làm đẹp
Bột cam thảo không chỉ có tác dụng trị bệnh mà còn là sản phẩm được nhiều chị em yêu thích vì khả năng làm đẹp hiệu quả. Các công dụng làm đẹp của bột cam thảo bao gồm:
- Hỗ trợ và trị mụn: Licochalcone là một thành phần có trong cam thảo, có tác dụng kiểm soát lượng dầu và bã nhờn trên da, ngăn ngừa sự hình thành nhân mụn và loại bỏ mụn đầu đen.
- Làm dịu và dưỡng ẩm cho da: Quercetin trong cam thảo giúp làm căng mọng và hồng hào da, đặc biệt phù hợp cho da dầu, giữ cho lỗ chân lông thông thoáng mà không làm bít tắt.
- Trị nám, tàn nhang: Glabridin trong cam thảo có tác dụng ức chế sự phát triển của melanin, giúp da trắng trẻo và hồng hào trở lại.
- Làm trắng da: Bột cam thảo bắc chứa nhiều khoáng chất và axit có lợi cho làn da như vitamin và glycyrrhizin. Những chất này giúp loại bỏ vùng da sẫm màu và làm đều màu da. Bạn có thể kết hợp cam thảo với một số thảo dược khác theo chỉ dẫn của chuyên gia để tăng hiệu quả làm đẹp.
- Ngăn ngừa lão hóa da: Cam thảo có chứa các chất chống oxy hóa giúp ngăn cản hoạt động của các gốc tự do, bảo vệ tế bào da khỏi hư hại và chậm lại quá trình lão hóa da.
Bột cam thảo cũng được sử dụng nhiều trong chăm sóc da và làm đẹp
Đối tượng không nên sử dụng bột cam thảo
Việc sử dụng bột cam thảo không được khuyến khích đối với một số trường hợp nhất định. Các đối tượng không nên sử dụng cam thảo bao gồm:
- Những người không có bệnh nên tránh sử dụng bột cam thảo, đặc biệt là khi lạm dụng nó như một loại nước giải khát hàng ngày. Việc này có thể gây hại cho gan và mật.
- Phụ nữ mang thai không được sử dụng cam thảo.
- Các bệnh nhân bị phù nề, tiểu ít, viêm gan có phù nề, hoặc bị huyết áp cao nên tránh sử dụng cam thảo.
- Người bị táo bón do ăn uống đồ nóng, thực nhiệt, cũng không nên sử dụng cam thảo.
- Các bệnh nhân cao tuổi, mệt mỏi lâu ngày cũng nên tránh sử dụng cam thảo.
- Người bị khó thở, ho nhiều và bị viêm phế quản mãn tính cũng không được sử dụng cam thảo.
Lưu ý sử dụng bột cam thảo để tránh ảnh hưởng sức khỏe
Dù rằng bột cam thảo có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu sử dụng không đúng cách có thể gây nguy hại cho người dùng. Dưới đây là những lưu ý mà bạn không được bỏ qua:
- Không nên sử dụng bột cam thảo cùng lúc với nhân trần, vì cam thảo giữ nước trong khi nhân trần lại có tính đào thải. Sử dụng hai loại này cùng lúc có thể gây ra hiện tượng tương tác thuốc và gây nguy hại tiềm ẩn cho người sử dụng.
- Cam thảo chứa nhiều glycyrrhizin, một chất tạo ngọt gấp 50 lần đường mía. Lạm dụng bột cam thảo có thể dẫn đến tăng huyết áp, mất cân bằng điện giải và sụt giảm kali trong máu.
- Người bị viêm thận, huyết áp không ổn định, táo bón lâu ngày, viêm phế quản, ho nhiều, người cao tuổi hoặc khó thở cũng nên hạn chế sử dụng bột cam thảo và các sản phẩm từ cam thảo để tránh phản tác dụng.
- Tìm hiểu kỹ về các món ăn cần tránh dùng chung khi sử dụng bột cam thảo. Để pha trà hoặc sắc thuốc, bạn nên sử dụng ấm bằng sứ, thủy tinh hoặc gốm để tránh tác động của kim loại làm ảnh hưởng tới tính chất của loại dược liệu này.
- Liều dùng bột cam thảo cần phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không nên sử dụng nó để làm thức uống mỗi ngày.
Chú ý khi sử dụng bột cam thảo để không ảnh hưởng đến sức khỏe
Trên đây là những công dụng của bột cam thảo cũng như lưu ý khi sử dụng mà bạn cần phải nắm để không ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, trước khi sử dụng bạn cũng nên lựa chọn mua ở những đơn vị cung cấp uy tín chất lượng để tránh “tiền mất, tật mang” nhé!
Minh QA
Nguồn tham khảo: Suckhoegiadinh.com.vn