Bệnh bướu cổ hoặc bệnh tuyến giáp là loại bệnh lý khá phổ biến trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, bệnh lý này được tìm thấy khá phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi và nhiều địa phương khác nhau.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh bướu cổ có thể là do dư thừa lượng iốt. Vậy làm thế nào để ngăn ngừa loại bệnh này, hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé
Nhu cầu iốt của cơ thể
Iốt đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể con người. Tuy vậy, cơ thể không có khả năng tự sản xuất iốt, vì thế iốt cần được bổ sung qua thực phẩm. Dạng iốt được bổ sung trực tiếp và phổ biến trong chế độ ăn hàng ngày đó là muối. Iốt rất cần thiết cho sự phát triển của tuyến giáp, quá trình tăng trưởng và phát triển cơ thể. Tuy nhiên, dư thừa iốt ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Iốt có vai trò quan trọng với cơ thể
Lượng iốt cần bổ sung hàng ngày phụ thuộc nhiều vào độ tuổi (tính bằng microgam):
-
Trẻ sơ sinh đến 6 tháng: 110 mcg.
-
Trẻ sơ sinh (7-12 tháng): 130 mcg.
-
Trẻ em (1-8 tuổi): 90 mcg.
-
Trẻ em (9-13 tuổi): 120 mcg, thanh thiếu niên (14-18 tuổi): 150 mcg.
-
Người lớn: 150 mcg.
-
Phụ nữ mang thai: 220 mcg.
-
Phụ nữ cho con bú: 290 mcg.
Dư thừa iốt có thể dẫn đến các bệnh gì?
Trái ngược với niềm tin chung cho thấy việc tiêu thụ bổ sung iốt là nguyên nhân dẫn đến hàm lượng iốt dư thừa, một số yếu tố nguy cơ có thể làm cho bạn nhạy cảm với iot, làm tăng nguy cơ phát triển ngộ độc iốt. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến dư thừa iốt:
-
Bệnh Graves.
-
Goitres.
-
Bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto.
-
Các chất bổ sung iốt kết hợp với các thuốc chống tuyến giáp như methimazole, gây hạn chế lượng hormon tuyến giáp.
-
Các chất bổ sung như kali, iốt có thể tương tác với các loại thuốc để tăng huyết áp và tăng lượng kali trong máu đến mức không an toàn.
Dư thừa iốt dẫn đến suy giáp - bệnh bướu cổ
Đây là hội chứng cường giáp sau khi dùng quá thừa iốt như: Ăn quá nhiều, dùng thuốc có iốt (thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc cản quang có chứa iốt để chụp phim quang tuyến X trong chẩn đoán hình ảnh y khoa).
Hội chứng Jod - Basedow thường xuất hiện ở bệnh nhân bị bướu giáp đơn do thiếu iốt (simple goiter) di chuyển đến một vùng địa lý giàu iốt, hay được bổ sung iốt quá liều.
Bướu cổ do dư iốt
Bản thân những người bị bệnh Basedow, bướu cổ đa nhân độc hoặc các dạng u tuyến giáp khác cũng có nguy cơ bị Jod - Basedow khi họ uống thêm nhiều iốt. Tác dụng Jod - Basedow hầu như không xảy ra ở những người có tuyến giáp hoàn toàn bình thường.
Ở những người đã có sẵn các bất thường tuyến giáp, một sự gia tăng iốt dù rất nhỏ cũng có thể khơi mào Jod - Basedow điển hình khiến tuyến giáp tăng hoạt động mà không còn sự kiểm soát của tuyến yên. Trong một số trường hợp, hiện tượng Jod - Basedow là trái ngược với hiệu ứng Wolff-Chaikoff, ức chế hoóc môn tuyến giáp trong giai đoạn ngắn khi cho một lượng iốt tương đối lớn vào cơ thể.
Chính vì có nhiều loại bướu cổ, nên khi nghi ngờ có thể mắc bệnh, cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa nội tiết để được khám, tư vấn, xét nghiệm, thăm dò để xác định, phân loại, điều trị phù hợp cho từng loại bệnh.
Các phương pháp chẩn đoán bướu cổ – dư iốt
Bên cạnh việc theo dõi và nhận biết các triệu chứng bất thường được nêu bên trên, lời khuyên là bạn nên sớm tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác tình trạng thiếu iốt – thừa iốt. Các bác sĩ chuyên khoa nội tiết sẽ thực hiện các phương pháp sau:
Thăm khám bác sĩ chẩn bệnh bướu cổ
-
Thăm hỏi tiền sử bệnh: Thăm khám lâm sàng và hỏi tiền sử bệnh là bước đầu tiên giúp bác sĩ hiểu rõ tình trạng sức khỏe cũng như xác định hướng điều trị.
-
Xét nghiệm máu: Thông qua xét nghiệm máu để định lượng hormone kích thích tuyến giáp và đo độ tập trung iot ở tuyến giáp.
-
Siêu âm tuyến giáp: Hình ảnh siêu âm giúp kiểm tra các dấu hiệu bất thường về kích thước, hình dáng của tuyến giáp.
Các phương pháp điều trị bệnh bướu cổ hiệu quả
Tùy thuộc vào thể trạng và mức độ của bệnh nhân mà có những biện pháp điều trị thích hợp. Tuy nhiên có 3 phương pháp chính như sau:
-
Trường hợp bướu giáp nhỏ, không có triệu chứng lâm sàng: Chỉ cần theo dõi định kỳ bằng khám lâm sàng và Siêu âm tuyến giáp để đánh giá độ lớn. Sự phát triển tuyến giáp rất khác nhau ở mỗi người bệnh, một số trường hợp bướu giáp ổn định trong nhiều năm.
-
Điều trị nội khoa: Sử dụng thuốc giúp đưa hormone tuyến giáp về trạng thái bình thường. Phương pháp này được áp dụng để điều trị bướu cổ có biểu hiện do rối loạn chức năng tuyến giáp hoặc sử dụng sau xạ trị và phẫu thuật tuyến giáp. Bệnh nhân sử dụng thuốc tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ, sau những lần tái khám bệnh nhân sẽ được kiểm tra lượng hormone để kiểm tra hiệu quả sử dụng thuốc.
-
Xạ trị bướu cổ: Là phương pháp sử dụng iốt phóng xạ với mục đích làm giảm đi kích thước của tuyến giáp. Đây là phương pháp hiện đại, tuy rằng có giá thành cao nhưng hiệu quả điều trị rất tốt.
-
Phẫu thuật bướu cổ: Đây là phương pháp được ưu tiên để điều trị ung thư tuyến giáp. Tùy thuộc vào tình trạng mà bác sĩ sẽ quyết định, nếu như cắt bỏ toàn bộ hoặc nhân độc thì chỉ cắt một phần tuyến giáp độc.
Siêu âm bướu cổ
Hướng dẫn bổ sung iốt đúng cách để đảm bảo sức khỏe
Tùy theo kết quả chẩn đoán thiếu iot hoặc thừa iốt, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp cải thiện phù hợp với từng người bệnh để sớm khắc phục hiệu quả. Cụ thể:
-
Nếu thiếu hụt iốt, tốt nhất bạn hãy chủ động tăng cường thêm lượng muối iot (3 - 5g một ngày, khoảng 1 thìa cà phê) hoặc các thực phẩm giàu iốt vào khẩu phần ăn.
-
Với trường hợp thiếu hụt nặng, sẽ được chỉ định uống bổ sung thuốc nonsteroid hoặc loto aspirin.
-
Khi lượng iốt trong cơ thể đang dư thừa, hãy điều chỉnh và cắt giảm lượng thực phẩm giàu iốt trong thực đơn hàng ngày.
Theo các nghiên cứu,dư thừa iốt không phải yếu tố trực tiếp dẫn đến bướu cổ. Cũng có thể là những người đã có các vấn đề về tuyến giáp và yếu tố nguy cơ dễ phát triển suy giáp trong trường hợp sử dụng quá nhiều iốt. Vì vậy, để tránh hiện tượng cơ thể thừa iốt, chúng ta nên sử dụng iốt với hàm lượng hợp lý trong khoảng nhu cầu của cơ thể.
Cẩm Thơ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp