Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bướu cổ gây rụng tóc khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi từ thể chất lẫn tinh thần. Rụng tóc quá nhiều cũng sẽ gây ra cảm giác hoang mang, lo lắng. Vậy liệu có cách nào giúp khắc phục triệt để tình trạng này hay không?
Mối liên quan giữa căn bệnh bướu tuyến giáp và tóc thực sự là gì? Vì sao bướu cổ gây rụng tóc là vấn đề mà không phải ai cũng hiểu rõ. Nếu bạn đang quan tâm đến câu trả lời và muốn biết giải pháp khắc phục hiệu quả tình trạng rụng tóc do bướu tuyến giáp gây ra, hãy dành 15 phút để đọc qua các thông tin qua bài viết sau đây.
Nguyên nhân thường thấy dẫn đến tình trạng mắc bệnh bướu tuyến giáp là khi cơ thể bị thiếu hụt một lượng i-ốt cần thiết. Khi không được cung cấp đủ lượng i-ốt, tuyến giáp sẽ tự sản sinh ra hormone để bù đắp qua việc phồng to kích thước của mình. Dẫn đến tình trạng mắc bệnh bướu tuyến giáp thường gặp.
Bên cạnh đó, có một số trường hợp ngoại lệ cũng dẫn đến việc mắc bệnh bướu cổ khi sử dụng một số loại thuốc hoặc các thực phẩm cụ thể như:
Bệnh bướu cổ gây rụng tóc có thể đi kèm nhiều triệu chứng, gây ra tình trạng khó chịu cho người bệnh. Có thể khiến tóc trở nên mỏng hơn trên da đầu, tóc bị khô, yếu và rụng nhiều hơn. Vậy giữa tuyến giáp và nang tóc có mối liên hệ như thế nào?
Hormone tuyến giáp đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển các nang tóc, vì thế khi tuyến giáp có bất kỳ vấn đề nào không ổn định (hormon tuyến giáp sản xuất không đủ hoặc dư thừa), đều sẽ ảnh hưởng đến sự duy trì nang tóc, gây ra tình trạng rụng tóc.
Một trong số các phiền toái mà người bệnh bướu cổ thường gặp phải đó chính là rụng tóc. Vấn đề này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý bệnh nhân. Sau đây là 3 giải pháp tự nhiên hỗ trợ trị rụng tóc hiệu quả ở người mắc bệnh bướu tuyến giáp.
Axit Gamma Linolenic (GLA) là chất có thể hỗ trợ giảm tình trạng rụng tóc ở người bệnh bướu cổ. Các thực phẩm bổ sung nhiều GLA có thể kể đến như dầu hạt nho đen, tinh dầu hoa anh thảo, cá hồi, cá rô phi, dầu cây lưu ly,… đều có thể giảm rụng tóc.
Bên cạnh đó việc bổ sung dầu cá mỗi ngày cũng được giới chuyên gia khuyến khích người mắc bệnh bướu cổ nên sử dụng trong các bữa ăn hằng ngày.
Tuy nhiên, phải kể đến các nguyên nhân ngoại lệ gây rụng tóc như: Viêm da đầu, nấm da đầu, dùng hóa chất lên da đầu quá nhiều, dầu gội không phù hợp, thay đổi nội tiết tố phụ nữ,… Nếu thời gian rụng tóc kéo dài, bệnh nhân nên được thăm khám tại các cơ sở y tế để tìm ra giải pháp điều trị phù hợp.
Thường xuyên kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp và điều chỉnh kịp thời sẽ giúp hạn chế sự rụng tóc. Đôi lúc người bệnh dùng thuốc trị rụng tóc song song với quá trình chữa trị bệnh bướu tuyến giáp, sẽ không mang đến hiệu quả.
Người mắc bệnh bướu cổ thường kèm theo sự mất cân bằng hormone estrogen, progesterone. Vì thế nếu bệnh nhân đó đã điều trị căn bệnh bướu tuyến giáp và nồng độ hormone tuyến giáp được đưa về mức cân bằng nhưng vẫn bị rụng tóc thì nên xem xét đến nguyên nhân này.
Có thể cân bằng hormone giới tính bằng các thực phẩm như: Lòng đỏ trứng, sử dụng dầu thực vật, hạn chế dầu động vật, ăn nhiều cà rốt, đậu nành, hạn chế sử dụng caffein,… đặc biệt nên ngủ đủ giấc.
Dẫu biết rằng khi mắc bệnh, ai ai cũng sẽ mang trong mình một cảm giác lo lắng, bất an làm cho đời sống tinh thần không được ổn định, từ đó dẫn đến nhiều hệ lụy như rụng tóc quá nhiều, mất ngủ, sụt cân nghiêm trọng,… Điều quan trọng nhất trong lúc này đó là gia đình hãy chia sẻ kết hợp với nhiều chế độ dinh dưỡng để tinh thần bệnh nhân cảm thấy ổn định hơn. Lúc đó mới có thể kiểm soát tốt căn bệnh bướu tuyến giáp và hiệu quả điều trị cũng cao hơn.
Kim Ngân
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.