Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Da - Tóc - Móng/
  4. Tóc rụng

Rụng tóc là gì? Làm thế nào điều trị rụng tóc?

Bác sĩNguyễn Thị Hải Anh

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Bác sĩ Y học cổ truyền từ Đại học Y Hà Nội năm 2018, bác sĩ đã có thời gian tích lũy kinh nghiệm tại Khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Vĩnh Phúc. Tháng 4/2020, bác sĩ chuyển sang công tác trong lĩnh vực tiêm chủng. Đến nay, bác sĩ đã có hơn 4 năm kinh nghiệm tiêm chủng và hiện đang công tác tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.

Xem thêm thông tin

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra chứng rụng tóc. Rụng tóc có thể vĩnh viễn hoặc tạm thời tùy vào nguyên nhân, thời điểm điều trị... Rụng tóc gặp ở 60% nam giới và 40% phụ nữ. Bệnh nhân cần gặp bác sĩ ngay khi phát hiện ra các dấu hiệu rụng tóc được nêu dưới đây nhằm chữa trị kịp thời.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung tóc rụng

Rụng tóc là gì?

Rụng tóc là sự mất tóc trên da đầu. Nguyên nhân vấn đề này có thể do thuốc, mỹ phẩm, tâm lý hoặc là một dấu hiệu quan trọng của các bệnh hệ thống.

Rụng tóc kiểu nam và nữ

Có 3 giai đoạn chính của sự mọc tóc:

Giai đoạn anagen: Trung bình, tóc mọc khoảng 0,3 – 0,4 mm/ngày hoặc khoảng 12 – 15 cm/năm. Khi già đi, tốc độ mọc tóc chậm lại. Lúc này, chân tóc dài, trắng và thuôn nhọn.

Giai đoạn catagen: Kéo dài 2 – 3 tuần. Tóc ngừng phát triển và chân tóc bắt đầu co lại, tròn hơn.

Giai đoạn telogen (giai đoạn nghỉ ngơi): Kéo dài khoảng 3 – 4 tháng. Khi này phần chân tóc đã tròn hoàn toàn và đang chờ một sợi tóc anagen mới phát triển để đẩy nó ra khỏi da đầu và tóc cũ rụng.

Triệu chứng tóc rụng

Những dấu hiệu và triệu chứng của rụng tóc

Rụng tóc androgenetic

Chiều rộng phần trung tâm vùng đỉnh rụng nhiều hơn vùng chẩm.

Rụng tóc ở nam: Bắt đầu ở thái dương hoặc vùng đỉnh rồi lan ra. Tóc mỏng đi hoặc rụng gần như hoàn toàn.

Rụng tóc ở nữ: Tóc thưa dần ở vùng phía trước, 2 bên và vùng vương miện.

Anagen effluvium

Rụng tóc sau 2 – 4 tuần hóa trị, xạ trị, tiếp xúc với chất độc hoặc viêm. Những tác động này làm gián đoạn sự mọc tóc, khiến tóc rụng nhiều hơn, dẫn đến hói. Khi xạ trị, thường chỉ rụng tóc/lông ở khu vực điều trị. Trong các trường hợp này tóc sẽ mọc lại sau khi kết thúc liệu trình.

Telogen effluvium

Đây là tình trạng tóc mỏng tạm thời. Các sợi tóc lúc đầu vẫn bám chặt vào da đầu nhưng trong vòng 2 tháng, tóc anagen mới sẽ đẩy các sợi telogen chết ra ngoài và tóc rụng nhiều hơn. Rụng tóc xảy ra từ 3 – 4 tháng sau khi bị căng thẳng lớn (tai nạn, mang thai, mệt mỏi nhiều, phẫu thuật, giảm cân quá mức, thay đổi thuốc, căng thẳng tinh thần nghiêm trọng). Hầu hết trường hợp sẽ phục hồi hoàn toàn sau 6 – 9 tháng.

Telogen effluvium mạn tính là khi tóc không có khả năng mọc dài. Mặc dù nó không gây hói đầu, nhưng thường rụng tóc lan tỏa dai dẳng hoặc theo chu kỳ và rụng tóc hai bên thái dương (gây ra trán cao). Thiếu hụt nồng độ hormone tuyến giáp, sắt, vitamin B12 và acid folic cũng có thể làm chậm sự phát triển của tóc.

Rụng tóc từng mảng

Các mảng hói đột ngột xuất hiện trên da đầu. Da đầu có thể ngứa hoặc đau trước khi tóc rụng. Quá trình mọc lại hoàn toàn có thể mất vài tháng hoặc vài năm. Có nhiều dạng rụng tóc từng vùng khác nhau bao gồm rụng tóc từng mảng, rụng toàn bộ tóc trên da đầu và rụng lông trên cơ thể. Nguyên nhân có thể do bệnh tự miễn (hệ thống miễn dịch tấn công các nang tóc và thường là di truyền) hoặc ở những người có rối loạn nhiễm sắc thể (hội chứng Down…).

Bệnh hắc lào

Rụng tóc kèm các mảng vảy trên da đầu, tóc gãy, da mẩn đỏ, sưng tấy và đôi khi có thể bị chảy dịch.

Tác động của rụng tóc đối với sức khỏe

Rụng tóc có thể dẫn đến các vấn đề tâm lý như tự ti, lo lắng, trầm cảm

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào dưới đây xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Khi rụng tóc dai dẳng, hãy hỏi bác sĩ về cách điều trị sớm để tránh bị hói đầu vĩnh viễn.

Tóc rụng đột ngột, từng mảng hoặc rụng nhiều hơn bình thường khi chải đầu hoặc gội đầu có thể báo hiệu một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn cần điều trị.

Có dấu hiệu rụng tóc không điển hình.

Đau hoặc ngứa da đầu liên quan đến rụng tóc hoặc da đầu đỏ, có vảy.

Rụng tóc nhanh hoặc khi còn trẻ.

Những phụ nữ bị hói đầu kiểu nam giới.

Phụ nữ có mụn trứng cá, lông mặt hoặc kinh nguyệt không đều.

Người đang tăng cân hoặc bị yếu cơ, không chịu được nhiệt độ lạnh hoặc mệt mỏi.

Nguyên nhân tóc rụng

Nguyên nhân dẫn đến rụng tóc

Người ta thường rụng 50 – 100 sợi tóc/ngày và tóc mới cũng đang mọc cùng lúc đó. Rụng tóc là khi tóc mới mọc không thay thế được lượng tóc đã rụng. Nguyên nhân có thể do:

Tiền sử gia đình (rụng tóc androgenetic): Đây là một dạng rối loạn di truyền phụ thuộc androgen, trong đó dihydrotestosterone (DHT) đóng một vai trò quan trọng. Dạng rụng tóc này có thể ảnh hưởng tới 80% đàn ông da trắng ở tuổi 70 (rụng tóc kiểu nam) và khoảng 50% phụ nữ (rụng tóc kiểu nữ).

Quá trình lão hóa.

Thay đổi nội tiết tố (mang thai, sinh con, mãn kinh, các vấn đề về tuyến giáp…).

Thiếu hụt dinh dưỡng.

Các bệnh tự miễn, nhiễm trùng da đầu, viêm da đầu do nhiễm nấm (Trichophyton, Microsporum).

Do sử dụng thuốc (thuốc trị ung thư, viêm khớp, trầm cảm, thuốc tim mạch, cao huyết áp, thuốc trị gout).

Xạ trị ở vùng da đầu.

Căng thẳng quá mức (stress tâm lý hoặc sinh lý) có thể gây rụng tóc tạm thời.

Tạo kiểu tóc quá nhiều hoặc những kiểu gây kéo chặt tóc (bím tóc) có thể gây rụng tóc do lực kéo. Hấp dầu và dùng thuốc uốn/duỗi/nhuộm cũng có thể khiến tóc bị rụng. Nếu xảy ra sẹo, có thể tóc sẽ không mọc lại được nữa.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh tóc rụng

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng rụng tóc?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến tóc rụng, bao gồm: Di truyền (rụng tóc do di truyền androgen), căng thẳng, thiếu dinh dưỡng, rối loạn nội tiết tố (như sau sinh hoặc mãn kinh), bệnh lý (như nấm da đầu, lupus ban đỏ), tác dụng phụ của thuốc, hóa trị liệu, hoặc do sử dụng hóa chất và nhiệt độ cao trong chăm sóc tóc.

Xem thêm thông tin: Nguyên nhân gây rụng tóc nhiều và cách khắc phục như thế nào?

Làm thế nào để phân biệt tóc rụng bình thường và bất thường?

Căng thẳng có gây rụng tóc không?

Có thể làm gì để giảm rụng tóc?

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến tóc rụng như thế nào?

Hỏi đáp (0 bình luận)