Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Ho nhiều có ảnh hưởng đến phổi không? Những điều cần biết

Ngày 19/09/2024
Kích thước chữ

Ho nhiều có ảnh hưởng đến phổi không là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Ho dù là phản xạ tự nhiên nhưng nếu kéo dài hoặc trở thành mãn tính, có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đến phổi và sức khỏe. Trong bài viết này, Nhà Thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu về những tác hại của ho đối với phổi và cách phòng ngừa.

Khi cơ thể chịu sự kích thích của một trong số các tác nhân như vi khuẩn hoặc virus sẽ hình thành một phản xạ tự nhiên đó là ho. Ho giúp loại bỏ các tác nhân gây hại đến hệ hô hấp, bảo vệ sức khỏe của con người. Vậy ho nhiều có ảnh hưởng đến phổi không? Ảnh hưởng của việc ho kéo dài trong thời gian dài sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến phổi và sức khỏe tổng thể.

Nguyên nhân gây nên tình trạng ho ảnh hưởng đến phổi

Ho kéo dài có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề của bạn về các bệnh sức khỏe nghiêm trọng. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng ho kéo dài, từ nhiễm trùng đến bệnh lý mãn tính hoặc dị ứng. Một số những nguyên nhân cụ thể gây ho có thể như:

Nhiễm trùng đường hô hấp

Nhiễm trùng đường hô hấp có nhiều dạng và chủ yếu ở các bệnh liên quan đến phổi như:

  • Viêm phế quản mãn tính, thường do nhiễm virus hoặc vi khuẩn, là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ho kéo dài. Tình trạng này có thể gây ra ho liên tục và đờm, đặc biệt ở những người hút thuốc hoặc sống trong môi trường ô nhiễm.
  • Viêm phổi có thể gây ra tình trạng ho kéo dài bởi nó liên quan đến nhiễm trùng nghiêm trọng ở phổi. Triệu chứng đi kèm thường bao gồm sốt, khó thở và đau ngực.

Do các bệnh mãn tính

Ho nhiều có ảnh hưởng đến phổi không? Các bệnh mãn tính cũng là lý do khiến cho tình trạng ho trở nên nguy hiểm hơn ảnh hưởng đến phổi:

  • Hen suyễn cũng là một nguyên nhân khiến cho tình trạng ho kéo dài bởi nó liên quan đến bệnh lý hô hấp mãn tính biểu hiện làm co thắt đường hô hấp. Tình trạng này có thể kéo dài nếu người bệnh tiếp xúc gần với tác nhân gây dị ứng và đặc biệt ho mạnh vào ban đêm.
  • Bệnh phổi tác nghẽn mạn tính là một bệnh lý phổi xuất hiện thường xuyên ở người cao tuổi gây tình trạng do dai dẳng và có đờm. Sử dụng thuốc lá và môi trường ô nhiễm là những nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này.

Các tác nhân dị ứng

Dị ứng với các tác nhân như phấn hoa, bụi nhà hoặc nấm có thể gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp, dẫn đến ho kéo dài. Biểu hiện thường thấy của tình trạng này là người bệnh bị ho dai dẳng, cảm giác ngứa họng và hắt hơi liên tục.

Ho nhiều có ảnh hưởng đến phổi không? Những điều cần biết 1
Dị ứng gây kích ứng niêm mạc hô hấp dẫn đến ho kéo dài

Tác nhân từ môi trường

Một số bệnh nhân bệnh phổi sẽ tăng khả năng ho do phải chịu các tác nhân khác từ môi trường:

  • Tình trạng ho kéo dài còn được phát hiện là do hút thuốc và xung quanh hít phải khói thuốc. Nó không chỉ gây tổn thương đường hô hấp mà còn kéo theo nhiều bệnh lý khác.
  • Đối với tình trạng ho kéo dài thì những tác nhân gây ô nhiễm môi trường như: Bụi bẩn trong không khí, khói xe và các loại hóa chất gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp.

Ho nhiều có ảnh hưởng đến phổi không? 

Mặc dù ho là một phản xạ tự nhiên, nhưng nếu kéo dài hoặc trở thành mãn tính, có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đến phổi và sức khỏe. Vậy, ho nhiều có ảnh hưởng đến phổi không? Dưới đây là một số ảnh hưởng tiêu cực của việc ho kéo dài.

Tổn thương đến phổi

Khi ho cơ quan phổi sẽ bị tổn thương gây ra:

  • Giảm chức năng hô hấp: Ho kéo dài có thể làm tổn thương mô phổi, dẫn đến giảm khả năng trao đổi khí.
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng: Ho liên tục có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào phổi.

Kích thích niêm mạc phổi

Ho nhiều có ảnh hưởng đến phổi không? Ho liên tục có thể làm tổn thương niêm mạc phổi, dẫn đến viêm và khó chịu. Khi niêm mạc phổi bị kích thích, cơ thể có thể phản ứng bằng cách ho hoặc sản xuất đờm để loại bỏ các chất kích thích. Không được để xảy ra tình trạng này kéo dài bởi nó sẽ gây nên các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Ho nhiều có ảnh hưởng đến phổi không? Những điều cần biết 2
Nhiều người lo lắng ho nhiều có ảnh hưởng đến phổi không

Rối loạn chức năng phổi

Rối loạn chức năng phổi là tình trạng khi phổi không hoạt động hiệu quả, ảnh hưởng đến khả năng trao đổi khí và cung cấp oxy cho cơ thể. Ho mãn tính có thể dẫn đến các tình trạng như viêm phế quản mãn tính hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).

Giảm khả năng hô hấp

Khi phổi và các cơ quan liên quan giảm khả năng hô hấp khiến cho chúng không thể hoạt động hiệu quả để cung cấp đủ oxy và thải khí carbon dioxide ra ngoài cơ thể. Chính vì lẽ đó dẫn tới niêm mạc phổi bị tổn thương và khả năng trao đổi khí sẽ giảm dẫn đến khó thở và người bệnh sẽ có cảm giác nặng trong lồng ngực.

Gây nhiễm trùng lan rộng

Phổi xảy ra nhiễm trùng lan rộng khi ban đầu ổ nhiễm trùng chưa được kiểm soát tốt, điều trị kịp, dẫn đến sự lây lan của vi khuẩn, virus hoặc nấm từ một khu vực nhỏ ra các phần khác của phổi hoặc thậm chí toàn bộ hệ thống hô hấp. Điều này có thể gây ra tình trạng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng nếu không được xử lý đúng cách. Trong một số trường hợp, nếu viêm nhiễm không được điều trị, ho có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng lan rộng trong phổi.

Ho nhiều có ảnh hưởng đến phổi không? Những điều cần biết 3
Vi khuẩn lây lan qua đường hô hấp vào phổi

Cách phòng ngừa tác hại của ho đến phổi

Việc phòng ngừa tác hại của ho đến phổi đòi hỏi sự chăm sóc toàn diện, bao gồm điều trị bệnh lý kịp thời và duy trì sức khỏe hô hấp. Để giảm thiểu tác hại của ho đến phổi, và duy trì sức khỏe hệ hô hấp chúng ta cần phải:

Điều trị sớm các bệnh lý về hô hấp

Những biện pháp hiệu quả để điều trị sớm các bệnh lý về hô hấp cơ bản như:

  • Khám sức khỏe sớm: Nếu bạn thấy xuất hiện triệu chứng bị ho kéo dài kèm theo có đờm và máu cùng với sốt cao, khó thở phải đi gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị kịp thời.
  • Điều trị triệt để các bệnh mãn tính: Những bệnh như viêm phế quản mãn tính, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), hay viêm phổi cần được theo dõi để kịp thời điều trị và kiểm soát được tình trạng ho mạn tính tránh tổn thương đến phổi.

Ngăn ngừa các tác nhân gây kích ứng

Bảo vệ phổi bằng các biện pháp ngăn ngừa các tác nhân gây hại đến với sức khỏe:

  • Ngăn ngừa việc hít phải khói thuốc: Nguyên nhân hàng đầu gây nên ho mãn tính là do hút thuốc và tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc. Không sử dụng thuốc là cách điều trị hiệu quả nhất cho phổi cũng như sức khỏe của bạn.
  • Tránh ô nhiễm không khí: Cố gắng tránh tiếp xúc với bụi, khí thải, hóa chất, và các tác nhân gây ô nhiễm trong môi trường sống và làm việc. Nếu cần thiết, hãy sử dụng khẩu trang khi ra ngoài trời hoặc trong các môi trường có không khí ô nhiễm.
  • Kiểm soát dị ứng: Nếu bạn bị dị ứng với phấn hoa, bụi, lông động vật, hoặc hóa chất, hãy giảm thiểu tiếp xúc với các tác nhân này và tuân theo chỉ định dùng thuốc phù hợp do bác sĩ kê đơn.

Duy trì sức khỏe hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch có vai trò quan trọng với mỗi cơ thể nên việc duy trì sức khỏe miễn dịch là điều cần thiết:

  • Tiêm phòng các bệnh lý về phổi: Tiêm phòng cúm và viêm phổi là biện pháp quan trọng để bảo vệ phổi khỏi các nhiễm trùng nghiêm trọng.
  • Bổ sung dinh dưỡng: Ăn uống lành mạnh với đủ các nhóm chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin C và E, giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ phổi.
  • Tham gia các hoạt động thể dục nâng cao sức đề kháng: Thể dục giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh và quan trọng coa thể cải thiện tình trạng ho của phổi, tăng cường hô hấp.

Giữ ẩm không khí và đường thở

Phương pháp tốt để cải thiện chất lượng không khí là luôn giữ gìn không gian sống bằng cách sử dụng những thiết bị như:

  • Máy lọc không khí: Bụi bẩn trong không khí sẽ kích thích đường hô hấp làm cho cơn ho trở nên nặng hơn. Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà giúp làm ẩm không khí, làm dịu đường thở và giảm cơn ho.
  • Uống đủ nước: Uống nhiều nước giúp làm loãng dịch nhầy trong đường thở, từ đó giảm cơn ho và giúp phổi hoạt động tốt hơn

Theo dõi để ngăn ngừa các bệnh lý tiềm ẩn và điều trị kịp thời

Luôn chú ý theo dõi để phòng ngừa các bệnh lý tiềm ẩn và có hướng điều trị kịp thời. Tham khảo thêm những cách sau:

  • Theo dõi các bệnh lý mãn tính: Nếu có bệnh lý tiềm ẩn như hen suyễn, COPD, hoặc trào ngược dạ dày thực quản (GERD), hãy thực hiện đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa tác động của ho lên phổi.
  • Kiểm tra định kỳ: Nếu bạn có nguy cơ cao bị các bệnh lý về phổi, hãy đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và xử lý các vấn đề về phổi trước khi chúng trở nên nghiêm trọng.
Ho nhiều có ảnh hưởng đến phổi không? Những điều cần biết 4
Không khí trong lành giúp cải thiện trình trạng ho

Qua bài viết chắc hẳn bạn đã giải đáp được thắc mắc ho nhiều có ảnh hưởng đến phổi không? Tóm lại, ho có thể là một triệu chứng bình thường, nhưng nếu nó diễn ra trong một khoảng thời gian dài có thể gây ra rất nhiều tác hại đến phổi và cơ thể của bạn. Việc nhận diện sớm nguyên nhân và điều trị kịp thời là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bạn. Chúc bạn đọc khỏe mạnh và luôn theo dõi trang web Nhà Thuốc Long Châu để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Ho khanho