Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Chăm sóc bé

Trẻ ho kéo dài không sốt là triệu chứng của bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Ngày 26/08/2024
Kích thước chữ

Trẻ ho kéo dài không sốt khiến cho nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Vậy lý do trẻ ho kéo dài không sốt là gì? Có gây nguy hiểm không? Hãy cùng giải đáp những thắc mắc này trong bài viết dưới đây.

Phần lớn ho thường đi kèm với nhiều triệu chứng khác như chảy nước mũi, sốt, mệt mỏi, đau đầu, tuy nhiên có những trường hợp trẻ ho kéo dài không sốt. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, xác định nguyên nhân là một trong những cách tốt nhất giúp loại bỏ tình trạng ho của trẻ. Để tìm hiểu thêm những thông tin bổ ích về vấn đề này, bạn đọc hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé!

Trẻ ho kéo dài không sốt là triệu chứng của bệnh gì?

Tình trạng ho kéo dài nhiều ngày không khỏi thường gặp trong các bệnh ho khan, ho có đờm, ho khi đường hô hấp gặp phải phản ứng kích thích hoặc ho do dị ứng. Trẻ ho kéo dài không sốt có thể là triệu chứng của một số bệnh lý đường hô hấp, bệnh về phổi và tai mũi họng như:

  • Bệnh cảm lạnh: Nguyên nhân dễ gặp nhất khiến trẻ ho kéo dài không sốt sau khi đi mưa, gặp gió, nhiễm lạnh hoặc nằm điều hòa trong thời gian dài.
  • Dị ứng: Một số trẻ khi bị dị ứng sẽ xuất hiện tình trạng ho kéo dài do thường xuyên tiếp xúc với dị nguyên và thường hay xảy ra vào một mùa cố định trong năm. Đây cũng là yếu tố gây ra bệnh viêm mũi dị ứng, hen phế quản ở trẻ nhỏ.
  • Nhiễm trùng: Nhiễm trùng đường hô hấp do virus, vi khuẩn khiến đường hô hấp của trẻ nhạy cảm với không khí lạnh và bụi, dẫn đến trẻ ho kéo dài không sốt.
  • Hội chứng trào ngược: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây ra tình trạng kho khan mạn tính. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là ho nhiều về đêm, ho tăng lên khi ăn no hoặc nằm. Đồng thời, trẻ cũng có các biểu hiện khác như buồn nôn, ợ hơi hoặc nôn.
  • Bệnh viêm tiểu phế quản: Tác nhân chính gây bệnh là virus hợp bào tấn công vào đường hô hấp của trẻ và gây ra tình trạng nhiễm trùng. Trẻ mắc bệnh thường có các biểu hiện như thở khò khè hoặc thở nhanh, ho có đờm.
  • Viêm xoang: Bệnh xảy ra sau khi trẻ bị nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp, nếu không được điều trị phù hợp, bệnh có thể tái phát nhiều lần hoặc chuyển thành mãn tính. Viêm xoang khiến cho vùng xoang bị tắc nghẽn, dịch không thoát được ra bên ngoài mà chảy vào họng, gây ứ đọng đờm khiến trẻ ho kéo dài, kèm theo đau vùng trán, má, họng, nước mũi đặc và hôi.
  • Trẻ bị bệnh hen suyễn: Hen suyễn gây ra nhiều mối đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. Ngoài những cơn ho kéo dài thì trẻ còn gặp phải tình trạng tức ngực, khó thở, khò khè.
Trẻ ho kéo dài không sốt là triệu chứng của bệnh gì? Có nguy hiểm không? 1
Trẻ ho kéo dài không sốt do cảm lạnh, dị ứng, nhiễm trùng…

Làm gì khi trẻ ho kéo dài không sốt?

Khi trẻ ho kéo dài không sốt, bạn nên tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này, sau đó từ từ khắc phục bằng một số biện pháp như:

Dùng thuốc không kê đơn điều trị ho

Với trẻ em, thường phù hợp sử dụng các loại siro giúp làm giảm cơn ho và long đờm. Đặc biệt, các sản phẩm có thành phần từ thiên nhiên giúp tăng cường sức đề kháng, trẻ ăn ngon miệng hơn. 

Tuy nhiên, bố mẹ không nên lạm dụng quá nhiều loại thuốc hoặc siro không kê đơn, nên tuân thủ những hướng dẫn và chỉ định của nhà sản xuất. Nếu trẻ dùng thuốc mà không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên cho trẻ thăm khám tại bệnh viện để được điều trị tốt nhất.

Trẻ ho kéo dài không sốt là triệu chứng của bệnh gì? Có nguy hiểm không? 2
Có thể dùng thuốc không kê đơn điều trị ho

Thay đổi thói quen sinh hoạt của trẻ

Để làm giảm tình trạng trẻ ho kéo dài không sốt, bố mẹ có thể thay đổi một số thói quen sinh hoạt của trẻ như:

  • Không cho trẻ ăn quá no hoặc quá nhiều để hạn chế tình trạng kích thích dẫn đến ho và nôn trớ.
  • Trẻ nhạy cảm với không khí và bụi, bạn cần vệ sinh sạch sẽ môi trường đang sống, tránh các tác nhân gây kích thích như lông thú, phấn hoa, khói bụi, vụn vải… Đồng thời, nên thường xuyên vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý.
  • Giữ ấm cơ thể cho trẻ: Vào thời điểm giao mùa hoặc mùa đông, cơ thể trẻ dễ gặp lạnh do thời tiết thay đổi. Do đó, giữ cho cơ thể ấm áp, nhất là phần bàn chân, cổ giúp hạn chế tình trạng ho do lạnh. Thời điểm mùa hè, bố mẹ không nên để điều hòa quá lạnh hoặc để gió từ quạt thổi thẳng vào vùng mặt, mũi, họng.
  • Cho trẻ ăn hoặc uống nước ấm: Sử dụng đồ ấm giúp làm ấm vùng họng, làm loãng đờm và giảm các cơn ho kéo dài.
Trẻ ho kéo dài không sốt là triệu chứng của bệnh gì? Có nguy hiểm không? 2
Thay đổi thói quen sinh hoạt, giảm các tác nhân xấu giúp giảm tình trạng ho của trẻ

Khi nào đến gặp bác sĩ khi trẻ ho kéo dài không sốt?

Trẻ ho kéo dài không sốt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Xác định nguyên nhân giúp đẩy lùi và ngăn ngừa tình trạng ho cho trẻ. Trường hợp đã xác định được nguyên nhân trẻ ho kéo dài không sốt do dị ứng, cảm lạnh thông thường, bạn có thể thực hiện một số cách nêu trên để làm giảm tình trạng ho cho trẻ. 

Tuy nhiên, nếu cơn ho không giảm hoặc có xu hướng tăng, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán. Đặc biệt, cơn ho nếu kèm theo các dấu hiệu bệnh lý như: Mệt mỏi, nôn mửa, tức ngực, đờm xanh đặc hoặc lẫn máu, mùi tanh hôi, quấy khóc nhiều, thở khò khè… thì cần được điều trị sớm, tránh những biến chứng nặng.

Trẻ ho kéo dài không sốt là triệu chứng của bệnh gì? Có nguy hiểm không? 4
Nếu trẻ ho kéo dài nên cho bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám

Tình trạng trẻ ho kéo dài không sốt là một vấn đề phổ biến và thường xuyên xảy ra. Tuy không gây nguy hiểm nhưng đây cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm khác như hen suyễn, dị ứng, trào ngược dạ dày… Vì vậy, để đảm bảo an toàn, nếu trẻ có dấu hiệu ho trong thời gian dài, bạn nên cho trẻ đến thăm khám tại các trung tâm y tế để sớm phát hiện và điều trị bệnh nếu có.

Trên đây là những thông tin bổ ích do Nhà thuốc Long Châu chia sẻ. Chúc bạn đọc có một sức khỏe tốt trong hành trình chăm sóc gia đình và con trẻ. Đừng quên tìm đọc những bài viết về chủ đề sức khỏe do Nhà thuốc Long Châu cung cấp để nâng cao kiến thức y tế cho bản thân. 

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Trẻ em bị hoho