Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Việc nhận biết sớm dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản sẽ giúp bạn phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời. Từ đó, giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ gặp phải biến chứng do chất trong dạ dày vào thực quản, hầu họng và đường hô hấp.
Trào ngược dạ dày thực quản gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh thường diễn tiến âm thầm với các triệu chứng kéo dài và có thể để lại nhiều tổn thương khó phục hồi nếu không được điều trị kịp thời. Vậy dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản là gì? Cách phòng ngừa ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin liên quan đến bệnh lý này nhé!
Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng dịch chuyển của nước dạ dày, thức ăn hoặc axit dạ dày lên từ dạ dày vào thực quản, gây ra cảm giác châm chích hoặc đau rát trong ngực hoặc họng. Các dấu hiệu trào ngược dạ dày thường diễn tiến âm thầm, kéo dài dai dẳng và có thể khác nhau ở từng người. Do vậy, khi thấy có các triệu chứng nghi ngờ dưới đây thì bạn nên tìm gặp bác sĩ sớm để được chẩn đoán chính xác.
Triệu chứng phổ biến nhất của trào ngược dạ dày thực quản là ợ nóng, ợ chua, có thể đi kèm với ợ hơi. Người bệnh ợ hơi thường xuyên để giúp dạ dày đẩy bớt khí ra ngoài và giảm khó chịu. Ở nóng xảy ra khi dịch axit dạ dày trào ngược tiếp xúc với lớp niêm mạc thực quản sẽ gây cảm giác nóng rát từ xương ức đến cổ họng.
Tình trạng ợ hơi, ợ chua thường xuất hiện sau khi ăn hoặc vào buổi sáng. Người bệnh sẽ cảm giác được vị chua trong miệng khi ợ lên khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.
Khi axit và dịch vị, thức ăn trào ngược vào khoang miệng sẽ khiến cho miệng tiết nước bọt nhiều trong thời gian ngắn. Việc dạ dày liên tục co thắt sẽ làm cho axit và thức ăn bị đẩy ra ngoài, gây cảm giác buồn nôn và nôn trớ.
Triệu chứng này thường xuất hiện sau khi ăn quá no hoặc nằm liền sau khi ăn. Đôi khi, người bệnh sẽ có cảm giác nghẹn thức ăn.
Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, van môn vị đóng mở quá mức khiến dịch mật cũng bị trào ngược từ tá tràng vào dạ dày. Sau đó theo axit tràn lên thực quản vào khoang miệng khiến người bệnh cảm thấy đắng miệng và hôi miệng. Triệu chứng này thường xuất hiện vào sáng sớm khi mới vừa thức dậy.
Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh sẽ có cảm giác vùng ngực và vị trí xung quanh bị co thắt hoặc đè nén. Bởi khi axit trào ngược lên dạ dày sẽ khiến cho đầu mút của các sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản bị kích thích, gây ra phản ứng đau tức vùng thượng vị. Tuy nhiên, cần biết cách phân biệt với bệnh phổi và bệnh tim mạch.
Khoang miệng tiết ra nước bọt như một cơ chế tự bảo vệ vùng miệng của cơ thể. Để giúp trung hòa lượng axit bị trào ngược dạ dày thực quản, cơ thể sẽ tiết ra nhiều nước bọt hơn. Điều này cũng sẽ làm cho cơ thể nuốt nhiều khí hơn, dẫn đến tình trạng ợ hơi và ợ nóng.
Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, axit dạ dày và thực quản tiếp xúc liên tục sẽ khiến cho niêm mạc thực quản bị sưng viêm và làm cho đường ống dẫn thức ăn bị hẹp hơn. Từ đó, người bệnh sẽ có cảm giác vướng ở cổ và khó nuốt.
Mặc dù không xảy ra thường xuyên, nhưng vẫn có một số trường hợp bị trào ngược dạ dày thực quản bị khó thở và đau tức ngực. Trào ngược axit còn gây cảm giác nóng rát khó chịu ở ngực, có thể lan đến khu vực cổ họng, thậm chí gây đau rát ở ngực dưới.
Người bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể xuất hiện triệu chứng khàn giọng và ho. Tình trạng này xảy ra khi dây thanh quản bị sưng tấy do tiếp xúc với axit dạ dày. Người bệnh sẽ bị khàn giọng và tiến triển thành ho.
Ngoài những dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản kể trên, người bệnh có thể nhận biết qua những triệu chứng khác như:
Đặc biệt, những người mắc bệnh hen suyễn có khả năng bùng phát bệnh nhiều hơn, cần được chú trọng hơn.
Sau khi nhận biết các dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản, theo quy trình thăm khám thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng khác để xác định rõ mức độ tiến triển của bệnh. Một số phương pháp được sử dụng phổ biến như:
Phương pháp chẩn đoán này sẽ giúp đánh giá chính xác tình trạng viêm thực quản, xuất huyết và hẹp thực quả để đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.
Được thực hiện sau khi bác sĩ chẩn đoán lâm sàng triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản và nghi ngờ có biến chứng như teo hẹp, loét thực quản hoặc thoát vị hoành.
Phương pháp này sẽ giúp đánh giá chức năng cơ thắt thực quản và các cơ thắt khác của thực quản. Thường được chỉ định trước và sau khi phẫu thuật hoặc ở những người bệnh không đáp ứng điều trị.
Phương pháp này giúp xác định chính xác trào ngược axit và kiềm dạng dịch hoặc khí dung lên mũi, họng và khí quản. Bác sĩ có thể đặt một cảm biến trong dạ dày và thực quản để đo lượng axit dạ dày trong thời gian dài.
Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ tập trung vào dấu hiệu lâm sàng của người bệnh như ợ nóng, ợ chua, đau tức ngực,... để xác định được tình trạng trào ngược dạ dày.
Để phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bạn có thể áp dụng theo một số biện pháp được đề cập dưới đây như:
Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn đọc nắm rõ các dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản. Từ đó phát hiện sớm và có biện pháp điều trị phù hợp, giảm tối đa nguy cơ gặp phải biến chứng.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.