Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Ho nhiều có sao không và các cách giảm ho hiệu quả

Ngày 27/06/2024
Kích thước chữ

Ho nhiều, dai dẳng kéo dài là triệu chứng gây phiền toài và làm nhiều người lo lắng. Vậy ho nhiều có sao không? Trong bài viết này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về các nguyên nhân phổ biến gây ho nhiều, các triệu chứng đi kèm và những biện pháp hiệu quả để giảm nhẹ triệu chứng ho.

Ho là một phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm làm sạch đường thở, nhưng khi ho kéo dài và không giảm, nó có thể khiến bạn lo lắng và mệt mỏi. Vậy ho nhiều có sao không và làm sao để giảm ho? Tìm hiểu ngay dưới đây.

Ho bao lâu gây nguy hiểm?

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp làm sạch đường thở bằng cách tống các chất kích thích như chất nhầy, bụi ra khỏi phổi. Thông thường, ho có thể kéo dài từ 9 - 11 ngày và trong trường hợp cảm lạnh, ho có thể kéo dài đến 3 tuần. Trong những tình huống này, ho thường không nghiêm trọng và không cần quá lo lắng. Để giảm ho, người bệnh nên duy trì chế độ ăn uống đầy đủ và có thể sử dụng thêm một số thực phẩm giúp giảm ho tự nhiên.

Tuy nhiên, ho nhiều có sao không là vấn đề cần lưu tâm. Nếu ho kéo dài hơn 4 tuần, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý nguy hiểm. Các trường hợp ho kéo dài cần được chú ý và kiểm tra kỹ lưỡng bởi các chuyên gia y tế để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời.

Ho nhiều có sao không và các cách giảm ho hiệu quả 1
Ho kéo dài từ 4 tuần được coi là bất thường

Ho nhiều là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Bệnh ho gà

Ho gà là một bệnh có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, bệnh này trở nên nguy hiểm hơn do phần lớn các bậc phụ huynh thường nhầm lẫn giữa ho gà và ho thông thường, dẫn đến việc đưa trẻ đến khám khi bệnh đã trở nặng, rất nguy hiểm.

Sau khi tiếp xúc với mầm bệnh, khoảng 5 - 10 ngày sau, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như ho nhẹ hoặc sốt. Những cơn ho ngày càng nhiều và nặng hơn, có thể kéo dài trong 2 tuần hoặc thậm chí từ 1 đến 2 tháng. Ho gà là bệnh lý gây nhiễm khuẩn cấp thường gặp ở trẻ em. Bệnh lây truyền do tiếp xúc trực tiếp qua đường hô hấp, khi tiếp xúc với dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của người bệnh khi họ ho hoặc hắt hơi. Bệnh có tính lây truyền rất cao, đặc biệt là trong các không gian khép kín như hộ gia đình, trường học.

Khởi đầu của bệnh có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, có viêm long đường hô hấp trên, mệt mỏi, chán ăn và ho nhiều. Cơn ho gà rất đặc trưng, khi trẻ ho không thể kìm hãm được, sau đó là giai đoạn thở rít như tiếng gà gáy. Cuối cơn ho thường chảy nhiều đờm dãi trong suốt và sau đó là nôn.

Viêm phổi

Ho, sốt, thở gắng sức, thở dồn dập, kèm theo các biểu hiện như chán ăn, mệt mỏi và thường xuyên đau tức ngực là những triệu chứng của bệnh viêm phổi. Nếu có những biểu hiện này, bạn tuyệt đối không nên chủ quan mà cần đi khám sớm.

Viêm phổi là tình trạng viêm ở một hoặc vài vùng trong phổi, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ phổi. Nguyên nhân gây viêm phổi rất đa dạng, nhưng phổ biến nhất là do vi khuẩn, vi nấm và virus. Virus tấn công và làm tổn thương vùng niêm mạc đường dẫn khí hô hấp, từ đó xâm nhập vào phổi và phá hủy cơ quan này.

Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào độc tính của các tác nhân gây bệnh và sức đề kháng của người bệnh. Những người có bệnh lý nền (như đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) và những người có sức đề kháng kém như người già và trẻ em sẽ gặp nguy hiểm hơn khi mắc bệnh này.

Lao

Bệnh lao là một bệnh phổ biến ở các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Trực khuẩn gây nên bệnh lao là Mycobacterium tuberculosis. Những người có hệ miễn dịch kém, chẳng hạn như bệnh nhân ung thư hoặc nhiễm HIV, có nguy cơ cao mắc bệnh lao.

Nếu có những biểu hiện bất thường như ho và sốt, cần đến bệnh viện để thăm khám ngay. Một số triệu chứng của bệnh lao bao gồm ho nhiều, ho dai dẳng hơn 2 - 3 tuần, ho ra máu, đau tức ngực, mệt mỏi, sốt và ra nhiều mồ hôi vào ban đêm.

Lao là bệnh lý nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra các biến chứng khó lường. Khi vi khuẩn lao đã lây lan khắp cơ thể, nó có thể gây tổn thương khớp, tổn thương xương sống và thậm chí dẫn đến tử vong.

Ho nhiều có sao không và các cách giảm ho hiệu quả 2
Trực khuẩn gây nên bệnh lao là Mycobacterium tuberculosis

Ung thư phổi

Những người thường xuyên hút thuốc có thể là đối tượng thắc mắc ho nhiều có sao không. Thực tế, đây là đối tượng có nguy cơ mắc ung thư phổi rất cao. Tuy nhiên, kể cả những người chỉ hít phải khói thuốc, chưa từng chạm vào điếu thuốc cũng có nguy cơ mắc bệnh lý này.

Do đó, nếu bạn ho nhiều hơn 2 tuần và kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường khác như ho có máu hoặc chất nhầy màu rỉ sét, khản tiếng, đau ngực,… bạn nên thận trọng và tốt nhất hãy đi khám sớm.

Ho nhiều có sao không và các cách giảm ho hiệu quả 3
Ho kèm theo rỉ máu, tức ngực có thể là dấu hiệu ung thư phổi

Dấu hiệu ho dai dẳng kéo dài cần đi khám

Ho là phản ứng bình thường bất cứ ai cũng có thể gặp phải, tuy nhiên bạn không nên chủ quan bởi ho kéo dài là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh. Ho nhiều có sao không trên thực tế nếu kéo dài kèm theo các triệu chứng như sốt, khó thở, tím tái, hoặc dẫn đến suy kiệt, bạn cần đi xét nghiệm. Nếu bị ho kéo dài trên 5 ngày, hãy đi khám ngay. Đặc biệt, nếu ho kéo dài từ 4 tuần mà dùng thuốc không giảm, kèm theo các triệu chứng như sốt, ho có đờm màu nâu gỉ hoặc vàng, ho ra máu, thở nông, đau ngực, bạn cần đến bác sĩ để được chẩn đoán bệnh.

Nếu có tiền sử hen, lao phổi, tăng huyết áp, đau dạ dày, hoặc bị sụt cân, bạn nên tìm đến bác sĩ để điều trị tận gốc. Những bệnh lý cần được xem xét bao gồm hen, viêm phế quản mạn tính, suy tim sung huyết, viêm phổi, lao phổi, viêm họng, viêm amidan và ung thư phổi.

Nếu các triệu chứng ho không quá nghiêm trọng, ít ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn có thể sử dụng các cách sau để làm giảm ho tại nhà:

  • Mật ong: Mật ong có thể làm dịu cổ họng và giảm ho nhờ tính chất đặc và ngọt của nó, dù không chứa thuốc.
  • Thuốc ho: Bạc hà có trong nhiều loại viên ngậm không kê đơn, tạo ra cảm giác mát lạnh và đã được chứng minh là giúp giảm ho. Các loại thuốc ho khác có thể che phủ thành họng và giảm đau họng, nhưng ít có bằng chứng cho thấy chúng ngăn ngừa ho tốt hơn kẹo cứng.
  • Xông hơi: Tắm nước nóng hoặc hít hơi nước từ bát nước nóng (cẩn thận không bỏng) có thể giúp làm loãng chất nhầy và dễ ho ra hơn.
  • Cà phê: Caffeine là một chất làm giãn phế quản, có thể giúp mở thông đường thở. Nó đã được nghiên cứu như một thuốc điều trị hen tiềm năng, nhưng không bao giờ được uống cà phê thay cho thuốc hít nếu bạn cần dùng thuốc. Tuy nhiên, cà phê có thể giúp giảm ho: Trong một nghiên cứu, những người bị ho đã thuyên giảm hơn khi uống cà phê pha với mật ong so với khi uống thuốc long đờm hoặc steroid.
Ho nhiều có sao không và các cách giảm ho hiệu quả 4
Mật ong có tính kháng khuẩn, dịu ho

Trên đây là những giải đáp thắc mắc ho nhiều có sao không và các cách giảm ho kéo dài. Hãy chia sẻ bài viết để mọi người cùng tham khảo những thông tin hữu ích này nhé.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin