Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nuôi con là cả một hành trình vô cùng vất vả của các bậc cha mẹ. Đối với những trẻ bị tăng động giảm chú ý, quá trình này càng gian nan hơn nhiều. Ngoài sự kiên trì, nhẫn nại, cha mẹ cũng cần phải áp dụng thêm một số cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý đặc biệt để giúp con vượt qua chứng bệnh này.
Chung sống và nuôi dạy trẻ bị tăng động giảm chú ý đòi hỏi sự hỗ trợ từ bố mẹ nhiều hơn trong sinh hoạt thường ngày. Vì con thường không có khả năng sắp xếp, suy nghĩ, kiểm soát các hoạt động và hoàn thành nhiệm vụ. Vì vậy, bố mẹ cần biết cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý để hướng dẫn và hỗ trợ con phát triển kỹ năng.
Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn phát triển được đặc trưng bởi hành vi hiếu động quá mức kèm theo giảm khả năng chú ý, trẻ bị mất tập trung và dễ bị phân tâm bởi các tác động bên ngoài.
Rối loạn tăng động giảm chú ý thường xảy ra ở trẻ từ 3 – 11 tuổi và đang có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây. Nếu không được điều trị sớm, tình trạng này ở trẻ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, tính cách, học tập, sinh hoạt cũng như khả năng xây dựng các mối quan hệ của trẻ với cộng đồng.
Các triệu chứng của chứng rối loạn tăng động giảm chú ý thường giống nhau ở trẻ em ở các lứa tuổi. Trước khi nghĩ đến cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý như thế nào, bố mẹ cần nắm được một số dấu hiệu điển hình của bệnh để có hướng điều trị hiệu quả:
Trẻ bị tăng động giảm chú ý thường có những dấu hiệu nêu trên. Do đó, cha mẹ cần chú ý quan sát, theo dõi các biểu hiện của trẻ, cho trẻ đi khám bác sĩ tâm lý kịp thời để được đánh giá tình trạng bệnh và đưa ra lời khuyên về cách chăm sóc trẻ.
Trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý có thể do di truyền, bệnh lý của mẹ khi mang thai, tổn thương não khi sinh hoặc các bệnh lý sau sinh. Ngoài ra còn có thể do môi trường tác động như:
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Tâm lý gia đình cho thấy trẻ mới biết đi và trẻ nhỏ ít có khả năng thể hiện hành vi có vấn đề khi được sắp xếp thời gian biểu một cách khoa học. Trên thực tế, việc có thời gian biểu rõ ràng giúp trẻ cảm thấy an toàn, không bị gấp gáp trong các công việc hàng ngày, từ đó khắc phục tình trạng hỗn loạn của trẻ.
Trẻ bị tăng động giảm chú ý thường hay mất tập trung và dễ bị phân tâm bởi các yếu tố bên ngoài và thường quên mất mình đang làm gì. Vì vậy, cha mẹ cần tạo không gian yên tĩnh để con tập trung học bài, tránh tiếng ồn để hạn chế việc con bị phân tâm. Trẻ tăng động thường khó có thể tập trung trong thời gian dài, nhanh chán và dễ bỏ cuộc giữa chừng. Chính vì thế, cha mẹ nên chia một nhiệm vụ lớn thành nhiều mục tiêu nhỏ. Khi đó, trẻ sẽ hoàn thành một cách dễ dàng và thấy hứng thú hơn với nhiệm vụ tiếp theo.
Trẻ tăng động thường có thói quen trì hoãn và làm chậm tiến độ trong mọi việc. Do đó, cha mẹ cần thiết lập những mốc thời gian tối ưu cho từng nhiệm vụ, ví dụ có thể đưa ra yêu cầu cụ thể cho trẻ như làm 1 bài toán trong 20 phút hoặc viết một đoạn văn trong 30 phút. Ngoài ra để giúp trẻ tập trung hơn, cha mẹ có thể sử dụng đồng hồ báo thức và quy định trẻ hoàn thành công việc khi có chuông báo hết giờ. Đồng thời hãy sắp xếp thời gian nghỉ giải lao 10 – 15 phút sau khi hoàn thành công việc để trẻ cảm thấy thoải mái hơn.
Khi muốn yêu cầu trẻ tăng động làm việc gì, cha mẹ cần giải thích rõ ràng, đưa ra những hướng dẫn thật chi tiết và dễ hiểu cho trẻ. Nếu thấy trẻ gặp khó khăn để bắt đầu làm việc, phụ huynh nên giúp trẻ tìm ra hướng giải quyết, thậm chí có thể viết ra các bước thực hiện để con áp dụng, và tuyệt đối không được làm thay trẻ.
Cha mẹ hãy khen ngợi sự nỗ lực của trẻ trong quá trình thực hiện một nhiệm vụ nào đó. Ngay cả khi trẻ đạt kết quả chưa được tốt nhưng nếu con đã cố gắng hết sức thì cha mẹ vẫn nên động viên và khích lệ tinh thần của con. Tuy nhiên, lời khen cũng cần được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ và cũng nên cân nhắc khi nói những lời khen. Thay vì lúc nào cũng ca tụng, tán dương sẽ khiến trẻ bị ảo tưởng về khả năng của mình, cha mẹ có thể động viên con đã làm đúng hay làm tốt.
Đánh mắng không phải là cách hay để dạy trẻ tăng động giảm chú ý, thậm chí còn có thể làm phản tác dụng khiến trẻ phát sinh hành vi chống đối. Do đó, cha mẹ nên nhẹ nhàng giải thích với con, để trẻ hiểu hành vi, những lỗi sai của mình, từ đó tự sửa chữa và không tái phạm vào lần sau. Đồng thời, cha mẹ nên đưa ra những hình phạt thích đáng để áp dụng ngay khi trẻ mắc lỗi. Ví dụ như nếu con nghịch ngợm, phá phách hay không nghe lời, có thể phạt con bằng cách không cho phép con được xem chương trình tivi yêu thích.
Cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia các môn thể dục thể thao như đá bóng, đá cầu, nhảy dây, cầu lồng, tập bơi... Vì chúng không chỉ góp phần giải phóng bớt năng lượng dư thừa, tăng cường sức khỏe cho trẻ, mà còn giảm bớt những biểu hiện hiếu động, nghịch ngợm qua quá trình vận động. Ngoài ra, tập các bộ môn như bơi lội, nhảy dây giúp tăng chiều cao của trẻ.
Dạy trẻ qua những trò chơi hay tình huống thực tế là cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý được nhiều chuyên gia khuyến khích nên áp dụng thường xuyên. Bởi qua đó, trẻ sẽ được rèn luyện kĩ năng xử lý tình huống, khả năng tư duy logic và sự kiên nhẫn. Do đó, cha mẹ hãy dành khoảng 30 phút mỗi ngày để đọc sách, kể chuyện hoặc chơi các trò chơi cùng con.
Không ai có thể làm tốt nhiều việc cùng một lúc, kể cả người lớn. Bởi vậy, đối với những trẻ bị tăng động giảm chú ý thì cha mẹ chỉ nên yêu cầu trẻ làm một việc tại một thời điểm nhất định. Cha mẹ cũng cần giám sát để nhắc nhở trẻ chỉ chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo sau khi hoàn thành nhiệm vụ này.
Việc phối hợp giám sát chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường là điều rất quan trọng trong quá trình nuôi dạy trẻ bị mắc chứng tăng động giảm chú ý. Cha mẹ cần chia sẻ với giáo viên và ban giám hiệu nhà trường về tình trạng của trẻ để hai bên cùng đưa ra các phương pháp hỗ trợ, giúp trẻ học tập tốt nhất. Cha mẹ có thể nhờ thầy cô sắp xếp trẻ ngồi ở vị trí yên tĩnh trong lớp học, tránh xa cửa sổ, cửa ra vào để trẻ không bị phân tâm trong mỗi giờ học. Thầy cô có thể tạo điều kiện cho trẻ di chuyển trong lớp như lau bảng, đi thu bài vở của các bạn... để giảm bớt năng lượng dư thừa của trẻ.
Chứng tăng động giảm chú ý sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách, hành vi, kết quả học tập và tương lai của trẻ. Hi vọng qua bài viết này, các bậc phụ huynh sẽ nắm được các cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý và đưa ra được biện pháp phù hợp để giúp trẻ mau khỏi bệnh.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Vinmec.com
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.