Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Các dấu hiệu cảm cúm cần lưu ý

Ngày 02/05/2018
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Cảm cúm là bệnh do virus gây nên, và rất dễ nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh. Bệnh nhân cần hết sức lưu ý đến dấu hiệu cảm cúm để phân biệt, và tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng.

Cảm cúm là bệnh do virus gây nên, và rất dễ nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh. Bệnh nhân cần hết sức lưu ý đến dấu hiệu cảm cúm để phân biệt, và tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng.

Các dấu hiệu cảm cúm cần lưu ý 1Cần lưu ý các dấu hiệu cảm cúm để phòng và chữa bệnh sớm.

Bệnh cảm cúm là gì và dấu hiệu cảm cúm

Bệnh cảm cúm là bệnh do những chủng virus cúm gây nên, dẫn đến tổn thương đường hô hấp trên. Đồng thời có nguy cơ gây ra viêm phế quản cấp, thậm chí là viêm phổi nặng và có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng.

Dấu hiệu cảm cúm cũng tương tự với bệnh nhân bị cảm lạnh: Đau nhức mình, đau đầu, ớn lạnh cơ thể khó chịu, mệt mỏi,… Ngoài ra thì sốt là dấu hiệu chính của bệnh cảm cúm (ở cảm lạnh sốt chỉ là dấu hiệu phụ), bệnh nhân thường sốt cao khoảng từ 38 - 39 độ C.

Các dấu hiệu cảm cúm cần lưu ý 2Bệnh nhân mắc cảm cúm thường có dấu hiệu sốt và mệt mỏi.

Các dấu hiệu cảm cúm thường xuất hiện dồn dập và đột ngột, nhanh trở nặng. Ngoài ra sốt còn có thể kèm theo nôn ói, tiêu chảy… nếu bệnh nhân nhiễm các loại virus liên quan đến gia cầm, thậm chí là có nguy cơ gây tử vong.

Bệnh cảm cúm cũng rất dễ lây lan và không có thuốc đặc trị khỏi bệnh hoàn toàn, thế nên bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc giúp điều trị triệu chứng cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân mắc phải cảm cúm thông thường thì sẽ tự khỏi thường sau 5 - 7 ngày.

Bất cứ khi nào bệnh nhân có dấu hiệu cảm cúm tăng nặng, sốt liên tục và nuốt gây đau, tắc mũi, đau đầu, buồn nôn,… thì cần được đưa đến bệnh viện ngay để phòng ngừa trường hợp mắc các chủng cúm nguy hiểm. Các chủng cúm này có thể dẫn đến nguy cơ suy hô hấp cấp do viêm phổi nặng, đồng thời có nguy cơ gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

Phòng ngừa cảm cúm

Để phòng ngừa cảm cúm, chúng ta có thể sử dụng các dung dịch sát khuẩn hay xà phòng để vệ sinh tay thường xuyên. Đồng thời hãy lưu ý tập thể dục điều độ, ăn uống cân bằng chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp bệnh nhân vượt qua các đợt cảm cúm. Cũng nên lưu ý vệ sinh các vật dụng dễ dính tiết dịch chứa virus gây bệnh như bàn phím, nắm cửa toilet…

Các dấu hiệu cảm cúm cần lưu ý 3Rửa tay thật sạch bằng xà phòng thường xuyên có thể giúp phòng ngừa virus gây bệnh.

Ngoài ra nếu trời trở lạnh thì chúng ta nên lưu ý mặc ấm. Đồng thời hãy hạn chế ra đường và nghỉ ngơi ở nhà nếu mắc bệnh cảm cúm để tránh bệnh lây lan cho người khác vì bệnh truyền chủ yếu qua đường hô hấp và dịch tiết từ mũi, họng. Mọi người cũng nên tiêm vắc-xin phòng cúm hằng năm để phòng bệnh.

Một số lưu ý khi điều trị cảm cúm

Nếu bệnh nhân bị cảm cúm nhẹ thì có thể điều trị tại nhà bằng cách nghỉ ngơi và uống nhiều nước nóng, đặc biệt lưu ý súc miệng bằng nước muối giúp sát khuẩn. Ngoài ra, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc mà không thông qua chỉ định của bác sĩ, đồng thời hãy hạn chế giao tiếp trong giai đoạn bệnh để tránh lây lan.

Nếu có dấu hiệu cảm cúm nặng thì bệnh nhân có thể sử dụng thuốc thông thường như paracetamol để hạ sốt. Khi bệnh kéo dài và thuốc thông thường không làm bệnh thuyên giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất. Tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc và lưu ý tránh dùng aspirin vì có nguy cơ gây hội chứng Reye nguy hiểm tới bệnh nhân. Song song đó, bệnh nhân nên ăn uống đầy đủ và được nghỉ ngơi hợp lý, tránh hoạt động quá mức sẽ giúp cho cơ thể phục hồi rất tốt.

Thụy Anh

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Cảm cúm