Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
U nguyên bào thần kinh ở trẻ em là bệnh lý được phát hiện ở trẻ nhỏ hơn 5 tuổi. Tương tự như những căn bệnh ung thư khác, u nguyên bào thần kinh tiến triển qua nhiều giai đoạn rất khác nhau. Khi hiểu rõ các giai đoạn phát triển của bệnh, sẽ giúp cho trẻ có bệnh u nguyên bào thần kinh được điều trị đúng phương pháp và phục hồi nhanh chóng hơn.
Ung thư bắt đầu khi các tế bào khỏe mạnh thay đổi và phát triển ngoài tầm kiểm soát sau đó tạo thành khối u. Bệnh nhân có thể gặp khối u ác tính hoặc lành tính. Khối u ác tính hay còn gọi là ung thư là khối u có thể phát triển và có khả năng di căn sang các bộ phận khác của cơ thể. Khối u lành tính là khối u có thể phát triển nhưng sẽ không có khả năng di căn. U nguyên bào thần kinh là một khối u đặc hình thành trong các tế bào thần kinh bên ngoài não của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
U nguyên bào thần kinh có thể hình thành trong các mô thần kinh gần cột sống cổ, ngực, bụng hoặc xương chậu, và thường gặp nhất ở tuyến thượng thận - nằm trên đỉnh của cả hai quả thận. Chức năng của tuyến này là tạo ra hormone giúp kiểm soát các chức năng của cơ thể như nhịp tim và huyết áp.
Các nguyên bào thần kinh là các tế bào thần kinh chưa trưởng thành được tìm thấy ở trẻ chưa được sinh ra. Các nguyên bào thần kinh bình thường khi trưởng thành sẽ thành tế bào thần kinh hoặc tế bào tủy thượng thận - là những tế bào được tìm thấy ở trung tâm của tuyến thượng thận. Khi các nguyên bào thần kinh không trưởng thành đúng cách sẽ tạo thành u nguyên bào thần kinh. Tuy nhiên, cũng có khi trẻ sinh ra đã có những cụm nhỏ nguyên bào thần kinh, sau này vẫn có khả năng trở thành các tế bào thần kinh bình thường và không trở thành ung thư. Nguyên bào thần kinh không trưởng thành, có thể tiếp tục phát triển và tạo thành khối u.
U nguyên bào thần kinh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi (gần 90% các trường hợp). Nó có thể hình thành trước khi trẻ được sinh ra và đôi khi có thể được phát hiện khi siêu âm trước khi sinh. Thông thường, u nguyên bào thần kinh được phát hiện sau khi ung thư đã di căn sang các bộ phận khác của cơ thể như hạch bạch huyết, gan, phổi, xương và tủy xương…
Bên cạnh đó, các u nguyên bào thần kinh có thể bắt đầu ở cơ quan bụng (chiếm khoảng 65%), ngực (chiếm 15 đến 20%), cổ, xương chậu và các vị trí khác. Khối u nguyên bào thần kinh thường hiếm khi xảy ra nguyên phát ở hệ thần kinh trung ương.
U nguyên bào thần kinh di căn tủy xương có thể gây ra triệu chứng thiếu máu và/hoặc giảm tiểu cầu. Tình trạng thiếu máu có thể xảy ra khi chảy máu mạch máu trong khối u gây ra sự giảm nhanh huyết sắc tố.
Tuy nhiên, các triệu chứng lâm sàng của bệnh u nguyên bào thần kinh trẻ em còn phụ thuộc vào vị trí nguyên phát của khối u và hình thức di căn của bệnh. Các dấu hiệu cũng như triệu chứng phổ biến nhất là trẻ đau bụng, khó chịu và chướng bụng.
Cho đến ngày nay, nguyên nhân gây ra bệnh u nguyên bào thần kinh ở trẻ em vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, giống như với những loại bệnh ung thư khác, u nguyên bào thần kinh ở trẻ thường không lây truyền từ người này sang cho người khác.
Sau khi xác định và dựa vào từng giai đoạn bệnh u nguyên bào thần kinh trẻ em, các bác sĩ đưa ra kế hoạch và phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Tuy nhiên, nếu có triệu chứng bất thường nào xảy ra, bạn nên nhanh chóng đưa trẻ thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Giai đoạn của bệnh u nguyên bào thần kinh trẻ em được phân loại theo INSS và INRGSS. Cụ thể như sau:
Theo INSS, u nguyên bào thần kinh trẻ em được phân thành những giai đoạn cụ thể như sau:
Giai đoạn I: Tại giai đoạn I, phương pháp phẫu thuật có thể cắt bỏ và điều trị triệt để khối u. Những hạch bạch huyết sẽ được loại bỏ cùng khối u có thể chứa tế bào ung thư hoặc không.
Giai đoạn IIA: Tại giai đoạn này, phương pháp phẫu thuật không thể loại bỏ khối u nguyên bào thần kinh hoàn toàn được. Giai đoạn này khối u chưa di căn đồng thời các tế bào ung thư không tồn tại ở những hạch bạch huyết lân cận.
Giai đoạn IIB: Ở giai đoạn IIB, phương pháp phẫu thuật cũng không thể giúp loại bỏ khối u hoàn toàn. Khối u chưa di căn tuy nhiên, tế bào ung thư đã xuất hiện ở hạch bạch huyết lân cận.
Giai đoạn III: Ở giai đoạn III, phương pháp phẫu thuật không thể giúp loại bỏ khối u hoàn toàn. Khối u đã di căn sang khu vực gần khối u và hạch bạch huyết.
Giai đoạn IV: Ở giai đoạn IV, từ vị trí nguyên phát, khối u đã di căn xa hơn đến hạch bạch huyết ở các cơ quan khác như da, xương, tuỷ xương và gan.
Giai đoạn IV-S: Ở giai đoạn IV-S, thường gặp đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi – khối u tồn tại ở vị trí nguyên phát và chỉ di căn đến những bộ phận khác bao gồm da, tủy xương hoặc gan, rất hiếm trường hợp di căn đến tủy xương.
Theo INRGSS, các giai đoạn của bệnh u nguyên bào thần kinh trẻ em được dựa vào kết quả hình ảnh khối u chụp được trước khi phẫu thuật:
Giai đoạn L1: Chụp CT hoặc cộng hưởng từ MRI sẽ thấy khối u chưa di căn. Các yếu tố nguy cơ cũng không xuất hiện trên kết quả.
Giai đoạn L2: Khi chụp CT hoặc cộng hưởng từ MRI sẽ thấy khối u chưa di căn. Tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ đã được nhìn thấy trên kết quả.
Giai đoạn M: Khối u nguyên bào thần kinh đã di căn sang khu vực lân cận.
Giai đoạn MS: Khối u đã di căn đến các bộ phận như da, tuỷ xương hoặc gan (thường gặp ở trẻ dưới 18 tháng tuổi).
Trên là một số thông tin các giai đoạn u nguyên bào thần kinh ở trẻ em. Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn sẽ hiểu thêm về nguyên nhân u nguyên bào thần kinh ở trẻ cũng như các giai đoạn phát triển của bệnh, từ đó có thể chuẩn bị tốt tinh thần, phối hợp với bác sĩ để giúp bé được điều trị đúng phương pháp.
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: yhoccongdong.com
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.