Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Các hormone tiết ra từ tuyến giáp đảm nhận rất nhiều chức năng quan trọng trong trao đổi chất của cơ thể. Vậy các hormone tiết ra từ tuyến giáp gồm những loại nào, chức năng của chúng là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về các loại hormone tuyến giáp trong bài viết dưới đây.
Chúng ta chắc chắn đều đã từng một lần nghe đến tuyến giáp nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về cơ quan này. Đây là một trong những cơ quan “nhỏ nhưng có võ” của hệ thống nội tiết trong cơ thể, đảm nhận nhiều chức năng quan trọng thông qua các hormone tiết ra từ tuyến giáp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các loại hormone tuyến giáp và chức năng cụ thể của chúng.
Tuyến giáp được biết đến là tuyến nội tiết lớn nhất của cơ thể. Cơ quan này giữ nhiều vai trò quan trọng quyết định đến quá trình trao đổi chất. Tuyến giáp nằm ở vị trí phía trước cổ giữa khí quản và thanh quản với trọng lượng khoảng 10 đến 20 gam.
Tuyến giáp có hình dạng tương tự hình cánh cung hoặc hình cánh bướm với 2 thùy nối liền nhau bằng eo tuyến giáp. Ở trạng thái bình thường, chúng ta không thể quan sát hay sờ thấy cơ quan này từ bên ngoài. Đây chính là nơi sản xuất và lưu trữ các loại hormone giúp điều chỉnh sự trao đổi chất của cơ thể. Do đó, khi các loại hormone tiết ra từ tuyến giáp quá nhiều hoặc quá ít cũng đều dẫn đến những vấn đề về sức khỏe.
Hormone tuyến giáp (hormone giáp trạng) do tuyến giáp tiết ra có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của cơ thể và quá trình chuyển hóa năng lượng. Tất cả mọi tế bào trong cơ thể của chúng ta đều chịu ảnh hưởng của hormone tuyến giáp để điều hòa sự trao đổi chất.
Ở người bình thường, tuyến giáp sẽ sản xuất ra 2 loại hormone gồm Thyroxin (T4) và Triiodothyronine (T3). 2 loại hormone này được tạo ra trong tế bào biểu mô nang của tuyến giáp. Trong đó, hormone T4 chiếm tới 80%, còn lại 20% là hormone T3. Tuy nhiên, dù chỉ được sản xuất với lượng nhỏ nhưng hormone T3 lại có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn hormone T4 gấp 4 lần. Do đó, hormone T4 có thể biến đổi thành hormone T3 để hoạt động nhờ tác động của một số enzym trong gan, thận.
Các hormone tiết ra từ tuyến giáp đều giữ vai trò quan trọng. Nếu thiếu hoặc thừa đều hormone tuyến giáp đều ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể, thậm chí gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Các hormon tuyến giáp ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và hầu hết các hệ thống cơ quan trong cơ thể, bao gồm:
Hormone tuyến giáp đóng vai trò rất quan trọng nhưng cần được duy trì ở mức ổn định. Việc mất cân bằng hormone tuyến giáp (dư thừa hoặc thiếu hụt) đều sẽ gây ra tình trạng bất thường đối với cơ thể. Trong đó, thường gặp nhất là bệnh cường giáp và suy giáp.
Khi tuyến giáp hoạt động quá mức dẫn đến thừa hormone sẽ gây ra bệnh cường giáp. Người bị cường giáp thường bị sụt cân đột ngột, mệt mỏi, khó thở, mắt lồi, khó ngủ, nhạy cảm với ánh sáng, tóc mỏng, khó tập trung, nhịp tim nhanh bất thường,… Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sờ thấy tuyến giáp do phát triển to hơn.
Trái ngược với dư thừa hormone, khi tuyến giáp sản xuất không đủ hormone cần thiết sẽ dẫn đến bệnh suy giáp. Bệnh lý này đối lập hoàn toàn với bệnh cường giáp, do đó các triệu chứng bệnh cũng ngược lại. Người bị suy giáp thường tăng cân nhanh dù không ăn nhiều, giảm trí nhớ, da tái xanh, cơ thể chậm chạp, giảm thân nhiệt, nhịp tim giảm, thường xuyên buồn ngủ, tóc khô, tiểu ít, táo bón, kinh nguyệt bất thường, suy giảm chức năng sinh dục,...
Tóm lại, việc duy trì ổn định các hormone tiết ra từ tuyến giáp có vai trò quan trọng. Chính vì thế, hãy thường xuyên kiểm tra tuyến giáp định kỳ để phát hiện sớm tình trạng mất cân bằng hormone tuyến giáp, từ đó có phương án can thiệp kịp thời.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.