Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Các kiểu nôn trớ của trẻ mẹ cần chú ý

Ngày 20/10/2020
Kích thước chữ

Có tới gần 70% trẻ sơ sinh mắc bệnh nôn trớ với nhiều biểu hiện và nguyên nhân khác nhau. Ba mẹ cần tìm hiểu những kiểu nôn trớ ở trẻ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Theo những thống kê y tế có đến 2/3 trẻ sơ sinh bị nôn trớ sau ăn, ợ hơi và sẽ tự khỏi khi trẻ đến 1 tuổi. Tuy nhiên chúng ta cần phân biệt những dạng nôn trớ ở trẻ để tránh những nguy hiểm có thể xảy đến vì lúc này dạ dày và các bộ phận khác của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh và hoạt động ổn định.

Nôn trớ sinh lý

Các kiểu nôn trớ của trẻ mẹ cần chú ý 1Mẹ cần nhận biết những kiểu nôn trớ của trẻ

Nguyên nhân của việc nôn trớ sinh lý ở trẻ

Trẻ khó tiêu do bú sữa công thức: Các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ rất dễ hấp thu và trẻ chỉ cần khoảng 45 - 60 phút là có thể tiêu hóa khoảng một nửa lượng sữa trong mỗi lần bú. Tuy nhiên khi mẹ đổi sang sữa công mà vẫn duy trì thời gian cho bú này sẽ khiến cho trẻ khó tiêu dẫn đến nôn trớ, vì những thành phần như casein, protein trong sữa công thức cần khoảng 80 - 100 phút trẻ mới có thể tiêu hóa được 1/2.

Tuy nhiên nếu trẻ đang bú sữa mẹ mà vẫn bị nôn trớ đó thể là dị ứng với lượng thức ăn mẹ nạp vào, như các loại hải sản, bắp cải... khiến trẻ bị đầy hơi, chướng bụng. 

Những hệ quả của việc trẻ hay bị nôn trớ sinh lý

Các kiểu nôn trớ của trẻ mẹ cần chú ý 2Mẹ nên cho uống luân phiên dung dịch Oresol và nước chín khi trẻ bị nôn trớ

Sau khi nôn trớ thì bé sẽ bị mất nước nhiều, nếu như mẹ cho bé uống nhiều nước sẽ khiến bé nôn nhiều hơn, vì vậy hãy cho cho con bằng muỗng nhỏ hoặc từng ngụm một.

Lúc này mẹ nên cho uống luân phiên dung dịch Oresol và nước chín khoảng 30 phút một lần, sau đó hãy bắt đầu cho trẻ bú và tăng dần số lượng, ban đầu chỉ nên uống khoảng 80ml sau đó hãy cho con đi ngủ, vì nếu để trẻ ngủ lại với bụng trống sẽ khiến con khó chịu.

Ngoài một số biểu hiện như nôn trớ, nấc cụt, ho nhẹ mà bé vẫn phát triển mạnh khoẻ bình thường và tăng cân đều trong khoảng 3 tháng đầu thì mẹ cũng không nên quá lo lắng. Vì đây cũng là một hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh, chúng ta chỉ cần lưu ý cách chăm sóc là trẻ.

Tuy nhiên nếu như nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ là do dị ứng với sữa mẹ thì mẹ cần điều chỉnh sớm và đúng cách nếu không sẽ khiến tâm lý trẻ bất ổn, gây tình trạng nặng hơn, từ nôn sinh lý chuyển sang trào ngược thực quản bệnh lý.

Nôn trớ do bệnh lý

Những dấu hiệu cho thấy trẻ bị nôn trớ bệnh lý

Trẻ sống trong môi trường có nhiều khói thuốc lá thường sẽ dễ bị nôn trớ, ho, sổ mũi, phát ban do bị dị ứng khói thuốc, gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

Trẻ thường xuyên đau bụng tiêu lỏng, bụng chướng, nguyên nhân có thể do trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột hoặc ngộ độc thức ăn, dị ứng đạm sữa bò...

Liên tục nôn trớ trên 24 giờ kèm theo những triệu chứng như lơ mơ, co giật, xuất hiện máu trong những lần nôn trớ hoặc có dịch mật (màu xanh) lẫn trong thức ăn trẻ nôn ra.

Những hậu quả nguy hiểm khi trẻ bị nôn trớ bệnh lý

Trẻ nôn trớ nặng và chuyển sang ói nhiều phun thành vòi hoặc ói thường xuyên khiến bé bị mất nước, mất dịch dạ dày và các loại men tiêu hoá.

Nếu như trẻ liên tục nôn trớ do mắc những bệnh như trào ngược thực quản, viêm đường hô hấp như sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho, ho có đờm hoặc do viêm nhiễm đường tiêu hóa mà không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

  • Trở thành bệnh lý nguy hiểm có tần suất xảy ra thường xuyên hơn, nôn trớ liên tục kéo dài hơn khiến trẻ cáu gắt, khóc nhiều, khó ngủ, bỏ bú và chậm tăng cân.
  • Viêm phổi hít do dịch trào ngược lên miệng nhiều khiến trẻ hít sặc vào phổi hoặc dạ dày liên tục bị kích thích làm ảnh hưởng đến những dây thần kinh dọc theo thực quản gây ức chế hô hấp.
  • Trẻ rất sợ khi cho bú hoặc ăn, lười bú biếng ăn, ngủ không ngon giấc lâu ngày sẽ dẫn đến những hệ quả như suy dinh dưỡng, tăng trưởng bất ổn, hệ thống miễn dịch suy yếu, luôn mệt mỏi do thiếu năng lượng.
  • Đáng chú ý một số bé ăn ói liên tục khiến hệ tiêu hoá và hệ bài tiết non nớt của bé phải làm việc quá sức, ảnh hưởng đến chức năng của các hệ này về lâu dài khi bé trưởng thành.

Trẻ bị sặc sữa

Các kiểu nôn trớ của trẻ mẹ cần chú ý 3Mẹ cần chú ý các dấu hiệu khi bé bị sặc sữa

Một trong những biểu hiện nôn trớ nguy hiểm nhất ở trẻ là bé bị sặc sữa, khi đang bú hoặc sau bú đột ngột ho mạnh, ọc sữa qua mũi, miệng. Trẻ bị sặc sữa lên mũi khá phổ biến và có thể tím tái, cơ thể mềm nhũn hoặc co cứng... Sữa đi vào đường hô hấp, gây ngạt thở, dẫn đến tử vong . Ngoài ra chúng còn có thể để lại các di chứng ở các bộ phận khác như tim, phổi và não do trẻ hít quá nhiều sữa, vi khuẩn có trong đường ruột được đưa lên phổi.

Để tránh những biến chứng nguy hiểm này, khi con bị sặc sữa mẹ cần áp dụng ngay những phương pháp sau:

Khi bé có dấu hiệu bị sặc sữa lên mũi, mẹ hãy đặt bé ngồi dậy thẳng lên, để bé ho và phun sữa ra. Nếu như trẻ không phun ra được, da tím tái thì chúng ta phải dùng miệng hút sữa từ mũi và miệng, sau đó kích thích để trẻ thở bằng cách nhéo một cái.

Tuy nhiên nếu bé vẫn không tỉnh hoặc không có dấu hiệu thở thì đặt bé nằm úp lên cánh tay của bạn, tay còn lại vỗ nhẹ vào lưng, hoặc nằm ngửa ra, một tay giữ đầu, một tay ấn nhẹ vào ngực của bé để bé hít thở. Sau khi sơ cứu , bạn cần đưa trẻ đến ngay những cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.

Xuân Trúc

Nguồn: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin