Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ 3 tuổi bị nôn sau khi ăn có thể do đầy bụng vì bé ăn quá nhiều, nhưng trong một vài trường hợp đây lại là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Các phụ huynh có con nhỏ cần lưu ý hơn để kịp thời chữa trị, tránh các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sau này của bé.
Trẻ 3 tuổi bị nôn sau khi ăn là triệu chứng của nhiều bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa. Hiện tượng này nếu để tái diễn lâu dài có thể dẫn đến tình trạng chán ăn, kém hấp thu chất dinh dưỡng, suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa và hệ miễn dịch.
Trẻ 3 tuổi bị nôn sau khi ăn là một trong những vấn đề mà nhiều bà mẹ đang gặp phải. Tại sao trẻ bị nôn sau khi ăn, trẻ bị nôn ói có nguy hiểm không, cha mẹ nên làm gì để giải quyết tình trạng của bé? Hãy cùng tìm hiểu thêm nguyên nhân gây nôn trớ và cách xử lý trong bài viết dưới đây nhé!
Các chuyên gia cho biết, trẻ 3 tuổi bị nôn sau khi ăn là tình trạng phổ biến ở trẻ do hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Tuy nhiên, đây có thể là lời “cảnh báo” cho thấy có thể trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Trẻ 3 tuổi bị nôn sau khi ăn có thể do các nguyên nhân sau đây:
Trẻ 3 tuổi bị nôn sau khi ăn có thể là do ăn quá nhiều, đặc biệt là thức ăn giàu chất béo, đạm. Khi lượng thức ăn nạp vào cơ thể vượt quá ngưỡng cho phép, dạ dày bị quá tải và cơ thể phải đào thải ra ngoài. Các nghiên cứu cho thấy chất béo sẽ kích thích tuyến tụy tiết ra axit dạ dày, khiến trẻ buồn nôn và khó tiêu.
Trẻ 3 tuổi có thể nôn sau khi ăn do viêm dạ dày hoặc ngộ độc thực phẩm. Nhưng rất khó để phân biệt vì cả hai đều khiến trẻ nôn mửa liên tục trong 12 giờ đầu. Tuy nhiên, cha mẹ có thể phân biệt giữa hai bệnh này qua một số dấu hiệu sau:
Tắc ruột xảy ra khi các chất trong lòng ruột bị kẹt lại do nguyên nhân thực thể khiến phân không thể đi ra ngoài, gây nôn mửa, đau bụng, táo bón, chướng bụng. Triệu chứng đầu tiên ở trẻ là nôn ra thức ăn, sau đó là dịch mật và dịch tiêu hóa.
Viêm dạ dày ruột (viêm dạ dày ruột do virus) là bệnh đường tiêu hóa do rotavirus và norovirus gây ra. Trẻ 3 tuổi mắc bệnh sẽ gặp các triệu chứng như nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy từ 12 đến 48 giờ sau khi bé tiếp xúc với nguồn bệnh.
Tác dụng phụ, mùi vị của thuốc không phù hợp với trẻ em, khả năng nuốt hạn chế và nhạy cảm với mùi là những nguyên nhân gây ra phản xạ nôn thuốc và thức ăn ở trẻ 3 tuổi.
Trẻ có thể nôn mửa do bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Khi thức ăn và dịch vị trào ngược từ dạ dày lên thực quản, axit trong dịch vị sẽ kích thích bé ợ hơi, ợ chua, buồn nôn và nôn.
Các chuyên gia cho biết, nếu trẻ 3 tuổi bị nôn sau khi ăn đi kèm đau bụng, không đi tiêu đồng thời trẻ không phát sốt, thì rất có thể trẻ bị lồng ruột.Do đó cần đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị cho trẻ kịp thời. Tuy nhiên trong khoảng thời gian này thường trẻ bị lồng ruột cơ năng, ít khi có lồng ruột thực thể.
Nhiều bậc phụ huynh lo lắng khi trẻ 3 tuổi bị nôn sau khi ăn dặm. Nhưng nếu trẻ nôn mửa một vài lần và cân nặng của trẻ vẫn tăng lên một cách bình thường thì các mẹ không cần lo lắng. Vì tình trạng này có thể cải thiện sau khi điều chỉnh lại chế độ ăn uống hợp lý.
Nhưng nếu trẻ xuất hiện thêm các triệu chứng khác như: sốt cao, tiêu chảy, tím tái, khó thở, nôn mửa ồ ạt kèm theo dấu hiệu nguy hiểm khác thì mẹ nên đưa bé đến khám bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bởi đây có thể đó là dấu hiệu trẻ bị lồng ruột, tắc ruột, viêm dạ dày, ngộ độc,...
Để cải thiện tình trạng trẻ 3 tuổi bị nôn sau khi ăn cũng như ngăn ngừa tái phát, cha mẹ nên thực hiện những việc sau đây:
Trên đây là những kiến thức về nguyên nhân khiến trẻ 3 tuổi bị nôn sau khi ăn cũng như cách cải thiện cho các bậc phụ huynh. Hy vọng sau bài viết này cha mẹ sẽ lưu ý các bé nhiều hơn.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...