Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Sức khỏe gia đình

Vết bầm tím bao lâu thì hết? Nguyên nhân và cách xử lý

Ngày 28/09/2024
Kích thước chữ

Vết bầm tím xuất hiện trên da khiến bạn lo lắng, vậy nguyên nhân do đâu khiến da xuất hiện các vết bầm tím? Vết bầm tím bao lâu thì hết?

Vết bầm tím da xuất hiện có thể là do các mạch máu nhỏ dưới da bị vỡ sau khi bị tổn thương. Vết bầm tím xuất hiện trên da không rõ nguyên nhân khiến bạn lo lắng? Ở bài viết này hãy cùng Nhà thuốc Long Châu giải đáp thắc mắc vết bầm tím bao lâu thì hết? Nguyên nhân và cách xử lý vết bầm tím da.

Các nguyên nhân gây ra vết bầm tím trên da

Vết bầm tím được hình thành khi các mạch máu dưới da bị vỡ, các vết máu bầm màu đỏ từ từ đổi dần sang màu tím hoặc xanh đậm. Khi vết bầm tím bắt đầu lành, chúng sẽ chuyển sang màu xanh lục, vàng hoặc màu nâu. Thời gian để máu bầm tan hết và lành lại sẽ tùy thuộc vào cơ địa của từng người và từng mức độ tổn thương.

Nguyên nhân gây ra vết bầm tím trên da có thể là do:

  • Xảy ra các va chạm: Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, có thể bạn sẽ gặp các tổn thương do va chạm, té ngã hay thậm chí chỉ là một cú đập nhẹ.
  • Bệnh tiểu đường: Nếu bạn thường xuyên xuất hiện những mảng da bầm tím trên cơ thể mà không phải do va đập thì có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Vết máu bầm xuất hiện là do đường huyết trong máu tăng cao khiến mạch máu, da và thần kinh bị suy yếu gây xuất huyết mao mạch bên trong.
  • Rối loạn máu: Những vết bầm tím không rõ nguyên nhân có thể do dấu hiệu quả bệnh ung thư máu, rối loạn đông máu. Trường hợp khi gặp bệnh này, chỉ cần một sự va chạm nhẹ thì cũng có thể gây ra thâm tím.
  • Thiếu vitamin C: Vitamin C đóng vai trò rất quan trọng trong việc chữa lành vết thương và hình thành collagen giúp mạch máu khỏe mạnh. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin C có thể gây ra hiện tượng bầm tím trên da.
  • Do sử dụng thuốc: Khi bạn sử dụng một số loại thuốc như aspirin, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), thuốc chống đông máu, corticosteroid có thể làm tăng nguy cơ bị bầm tím trên da.
Vết bầm tím bao lâu thì hết? Nguyên nhân và cách xử lý 1
Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng máu bầm trên da

Vết bầm tím bao lâu thì hết?

Khi xuất hiện các vết bầm tím da bạn thường lo lắng không biết vết bầm tím bao lâu thì hết? Khi nào cần đi khám bác sĩ? Theo đó, thời gian vết bầm tím biến mất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Mức độ tổn thương, vị trí vết bầm, cơ địa và cách chăm sóc.

Nếu bạn đang thắc mắc vết bầm tím bao lâu thì hết, câu trả lời sẽ mất từ 2 - 4 tuần đối với các vết bầm lớn. Còn đối với các vết bầm nhỏ thì có thể biến mất trong vài ngày. Vết bầm có thể sẽ nhanh lành hơn nếu bạn biết cách xử lý và chăm sóc bề mặt da bị bầm.

Đối với trường hợp thời gian tan máu bầm lâu, vết bầm tím xuất hiện thường xuyên mà không rõ nguyên nhân, vết bầm tím lan rộng và đau… thì bạn nên đi khám bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân. Vì đó có thể dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe đáng lo ngại cần nhanh chóng được chẩn đoán kịp thời và điều trị càng sớm càng tốt.

Vết bầm tím bao lâu thì hết? Nguyên nhân và cách xử lý 2
Vết bầm tím bao lâu thì hết?

Hướng dẫn cách xử lý vết bầm tím trên da

Vết bầm tím bao lâu thì hết đã không còn là vấn đề lo ngại của bạn. Bạn có thể để vết bầm tím tan dần theo thời gian hoặc cũng có thể áp dụng một vài cách xử lý máu bầm dưới đây để vết máu bầm tan nhanh hơn.

Chườm đá lạnh giúp tan máu bầm

Khi phát hiện các vết bầm tím trên da thì bạn có thể chườm lạnh để khiến máu ở khu vực đó chảy chậm hơn, giảm kích thước vết bầm tím. Bạn có thể sử dụng túi chườm hoặc một chiếc khăn mềm bọc đá vào bên trong để chườm lên vết bầm. Lưu ý là không nên đặt trực tiếp đá lạnh lên vết bầm tím, không chườm quá lâu và có thể chườm đá nhiều lần trong ngày.

Chườm ấm giúp tổn thương phục hồi nhanh chóng

Nhiệt độ từ túi chườm ấm sẽ làm tăng lưu lượng máu đến nơi tổn thương, giúp phục hồi và làm mờ vết bầm tím nhanh chóng. Bạn có thể sử dụng túi chườm, miếng đệm sưởi hoặc ngâm mình trong nước nóng để làm tan vết bầm tím trên da nhanh hơn.

Lưu ý, không nên chườm nóng ngay sau khi chấn thương, nên thực hiện sau 48 giờ kể từ khi vết máu bầm xuất hiện. Chườm ấm là cách giảm đau hiệu quả nhưng không nên chườm ấm quá lâu để tránh làm tổn thương da.

Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên

Để giảm các vết máu bầm trên da bạn có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như: Nha đam, nghệ, tỏi,giấm táo…

  • Nha đam: Gel nha đam có tác dụng làm dịu da, giảm viêm, thúc đẩy quá trình lành vết thương và giữ ẩm cho da. Vì vậy, nha đam được sử dụng để giảm đau và giảm vết bầm tím trên da.
  • Nghệ: Trong nghệ chứa curcumin giúp chống viêm, giảm đau và thúc đẩy quá trình lành vết thương. Vì vậy bạn có thể sử dụng nghệ để bôi lên vùng da xuất hiện máu bầm.
  • Giấm táo: Thường được sử dụng để làm tan máu tụ dưới da hiệu quả. Bởi giấm táo có khả năng giảm vết sưng phù, làm mờ vết máu bầm và chống viêm nhiễm rất hiệu quả. Lưu ý là không thoa giấm táo lên vết thương hở.
  • Bổ sung vitamin C: Để vết máu bầm tan nhanh hơn, thu hẹp khu vực bầm tím thì bạn có thể bổ sung thêm vitamin C. Bạn có thể ăn các loại trái cây họ cam, quýt, ổi, kiwi, rau xanh… hoặc sử dụng thực phẩm chức năng để bổ sung vitamin C.
Vết bầm tím bao lâu thì hết? Nguyên nhân và cách xử lý 3
Hướng dẫn xử lý vết bầm tím trên da

Bài viết trên là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc vết bầm tím bao lâu thì hết. Khi xuất hiện các vết bầm tím thì bạn có thể áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà như chườm lạnh, chườm ấm, bôi nghệ, nha đam… để giúp giảm đau và giúp vết bầm tan nhanh hơn nhé.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin